Phương pháp dựng đoạn văn nghị luận
Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015
I, Khái niệm đoạn văn.
1, Về nội dung.
Đoạn văn diễn đạt tương đối trọn vẹn một ý.
2, Về hình thức.
Đoạn
văn là phần văn bản:
+ Bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.
+ Kết thúc là một dấu chấm xuống dòng.
+
Đoạn có một hoặc do nhiều câu liên kết tạo thành.
3, Các câu trong đoạn văn.
a, Câu mở đoạn.
Là câu nêu vấn đề.
b, Câu khai triển đoạn.
Là câu phát triển ý được nêu ở câu mở đoạn.
c, Câu kết đoạn.
Là câu khép lại vấn đề.
d, Câu chủ đề.
Là câu mang ý chính của toàn đoạn. Vị trí của câu chủ đề tùy thuộc vào kết cấu
của đoạn.
Ví dụ: Thơ mới là một trào lưu của nền văn học hiện đại (1). Khuynh hướng sáng
tác này khởi đầu vào năm 1932, kết thúc năm 1945 (2). Thơ mới đề cao cái tôi cá
nhân (3). Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính ... là những tác giả tiêu
biểu của phong trào thơ mới (4). Thơ mới có đóng góp rất lớn cho quá trình hiện
đại hóa văn học Việt Nam
(5).
II, Đoạn nghị luận.
1, Khái niệm.
Đoạn văn nghị là một phần của văn bản nghị luận.
Văn bản nghị luận là văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc (Người
nghe) một tư tưởng, một quan điểm.
2, Các yếu tố chính trong bài văn nghị luận.
Muốn xây dựng bài văn nghị luận cần phải xác lập các yếu tố:
a, Luận điểm.
Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng trong bài văn nghị luận.
b, Luận cứ.
Là căn cứ để xây dựng luận điểm.
c, Luận chứng.
Là chứng cứ minh họa cho luận cứ, luận điểm.
d, Lập luận.
Là cách lựa chọn, sắp các luận cứ để dẫn đến luận điểm.
3, Một số cách lập luận trong bài văn nghị luận.
a, Đoạn diễn dịch.
a1, Khái niệm.
Diễn dịch là phương pháp trình bày ý từ luận điểm suy ra các luận cứ (Từ ý tổng
quát suy ra ý cụ thể).
a2, Ví dụ minh họa.
Tham
nhũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Châu Á (1). Chính phủ Hàn Quốc bắt
giam hai cựu bộ trưởng Bộ quốc phòng và hai cựu tướng lĩnh về tội nhận hối lộ
một triệu đô la (2). Giới lập pháp ở Đài Loan hiện phải công khai tài sản của
mình và rồi đây các viên chức cao cấp trong chính phủ cũng sẽ làm điều đó (3).
Cũng do tham nhũng, đảng dân chủ tự do cầm quyền ở Nhật Bản đã mất đa số ghế
tại hạ viện (4).
(Báo Tuổi trẻ, số ngày
05/08/1993)
b, Đoạn quy nạp.
b1, Khái niệm.
Quy nạp là phương
pháp trình bày ý từ các luận cứ rút ra những nhận định tổng quát, rút ra luận
điểm (Từ các ý cụ thể rút ra nhận định chung).
b2, Ví dụ minh họa.
Tại
Nhật Bản, do tham nhũng Đảng tự do cầm quyền đã mất đa số ghế tại hạ viện (1).
Chính phủ Hàn Quốc đã bắt giam hai cựu bộ trưởng Bộ quốc phòng và hai cựu tướng
lĩnh về tội nhận hối lộ một triệu đô la (2). Giới lập pháp ở Đài Loan hiện phải
công khai tài sản của mình và rồi đây các viên chức cao cấp trong chính phủ
cũng sẽ làm điều đó (3). Tham nhũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Châu Á
(4).
c, Đoạn song hành.
c1, Khái niệm.
Song hành là cách
lập luận trình bày ý giữa các câu ngang nhau (Các câu đều là luận cứ). Luận
điểm được rút ra từ việc tổng hợp các ý của luận cứ (Đoạn song hành có câu chủ
đề ẩn).
c2, Ví dụ minh
họa.
Văn
Nguyễn Tuân tài hoa, uyên bác (1). Văn Thạch Lam nhẹ nhàn, tinh tế (2). Văn Nam
Cao giàu tính triết lí (3).
Câu chủ đề ẩn: Phong cách
riêng của cấc nhà văn Việt Nam.
d, Đoạn tổng- phân- hợp.
d1, Khái niệm.
Đoạn tổng- phân-
hợp là đoạn nghị luận có cách triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi
từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm. Qua mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn.
- Mẫu đoạn hỗn
hợp liên tục (Gồm có nhiều câu và nhiều kiểu quan hệ ý nghĩa kết hợp với nhau
không theo trật tự).
d2, Ví dụ minh họa 1.
Tiếng Việt chúng ta rất đẹp, đẹp như thế nào đó là điều khó nói (1). Chúng ta
không thể nói tiếng ta đẹph như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích
cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên (2). Nhưng đối với chúng ta là người Việt
Nam, chúng ta cảm thấy thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng ta,
tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà
văn lớn (3). Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt
Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới
nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp (4). (Phạm Văn Đồng)
- Mẫu đoạn hỗn hợp gián đoạn.
Ví dụ minh họa 2.
Trước hết, ta có thể chia từ tiếng Việt thành hai bộ phận khác nhau:
Những từ tình thái và những từ phi tình thái (1). Những từ tình thái là những
từ không có ý nghĩa từ vựng cũng không có ý nghĩa ngữ pháp, không có quan hệ
ngữ pháp với bất cứ từ nào trong câu (2). Ví dụ: Ôi chao, eo ôi, à, a, cơ
mà...vv (3). Những từ phi tình thái là những từ có ý nghĩa từ vựng hay ý nghĩa
ngữ pháp nhất định, có quan hệ ngữ pháp với các từ khác trong cụm từ (4). Ví dụ: Học, học trò, nó, với...vv (5).
Phân tích: Câu 1 là câu mở đoạn cũng là câu chủ đề. Câu 2 là câu định nghĩa từ
tình thái. Câu 3 là câu nêu ví dụ từ tình thái. Câu 4 là câu định nghĩa từ phi
tình thái, câu này không có quan hệ ý nghĩa với câu 3 đứng trước nó, câu này có
quan hệ song hành với câu 2. Câu 5 nêu định nghĩa từ phi tình thái.
e, Đoạn móc xích.
e1, Khái niệm.
Triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý câu trước, luận cứ của
câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu sau và cứ như thế đến hết
đoạn.
e2, Ví dụ minh họa.
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải
tăng gia sản xuất (1). Muốn tăng gia sản xuất thì phải có kĩ thuật tiên tiến
(2). Muốn sử dụng kĩ thuật thì phải có văn hóa (3). Vậy việc bổ túc văn hóa là
cực kì cần thiết (4). (Hồ Chí Minh)
III. Kết luận.
Rèn
luyện, viết được đoạn văn hay sẽ viết được bài văn hay
IV. Thế nào là đoạn
văn?
Khái niệm đoạn văn ở trường phổ thông hiện nay được hiểu theo
nhiều cách khác nhau:
- Cách hiểu thứ nhất (đoạn ý): Đoạn
văn được dùng với ý nghĩa để chỉ sự phân đoạn nội dung, phân đoạn ý của văn
bản. Một văn bản bao gồm nhiều đoạn văn: Đoạn mở đầu văn bản, những đoạn khai
triển văn bản, đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn phải có sự hoàn chỉnh nhất định
nào đó về mặt ý, về mặt nội dung. Nhưng thế nào là một nội dung, một ý hoàn
chỉnh thì không có tiêu chí để xác định rõ ràng. Một văn bản, tuỳ theo người
đọc cảm nhận mà phân chia ra thành các đoạn, sự phân chia có thể không thống
nhất giữa những người đọc: có người chia theo ý lớn, có người chia theo ý nhỏ.
Ý lớn là đoạn bài có hai hoặc ba ý nhỏ được khai triển từ ý lớn, bao gồm hai
hoặc ba đoạn văn ngắn, mỗi đoạn ngắn đó là một ý nhỏ, các đoạn này hợp ý với
nhau thành một ý lớn; ý nhỏ là ý được khai triển từ ý lớn, về mặt nội dung chỉ
triển khai theo một phương diện, một hướng cụ thể, mỗi ý nhỏ là một đoạn.
Cách hiểu này khiến cho cách phân
đoạn thiếu tính khách quan. Với cách hiểu này, diện mạo đoạn văn không được xác
định ( đoạn văn bắt đầu từ đâu, như thế nào, các câu văn trong đoạn có mối liên
kết với nhau như thế nào,…) cho nên việc xây dựng đoạn văn trở nên khó khăn,
phức tạp, khó rèn luyện các thao tác để trở thành kĩ năng kĩ xảo.
- Cách hiểu thứ hai (đoạn lời): Đoạn
văn được hiểu là sự phân chia văn bản thành những phần nhỏ, hoàn toàn dựa vào
dấu hiệu hình thức: một đoạn văn bao gồm những câu văn nằm giữa hai dấu chấm
xuống dòng.
Cách hiểu này không tính tới tiêu chí nội dung, cơ sở ngữ
nghĩa của đoạn văn. Với cách hiểu này, việc rèn luyện xây dựng đoạn văn càng
trở nên mơ hồ, khó xác định vì đoạn văn không được xây dựng trên một cơ sở
chung nào vì hình thức bao giờ cũng phải đi đôi với nội dung, bao chứa một nội
dung nhất định và phù hợp với nội dung mà nó bao chứa.
- Cách hiểu thứ ba (đoạn văn xét thao
cả hai tiêu chí về ý và về lời): Đoạn văn vừa là kết quả của sự phân đoạn văn
bản về nội dung ( dựa trên cơ sở logic ngữ nghĩa) vừa là kết quả của sự phân
đoạn về hình thức ( dựa trên dấu hiệu hình thức thể hiện văn bản).
Về mặt nội dung, đoạn văn là một ý
hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt
được một cách tương đối dễ dàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các
ý có mối liên quan chặt chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản.
Mỗi đoạn trong văn bản có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một
trật tự nhất định: đoạn mở đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản ( các
đoạn này triển khai chủ đề của văn bản thành các khía cạch khác nhau), đoạn kết
thúc văn bản. Mỗi đoạn văn bản khi tách ra vẫn có tính độc lập tương đối của
nó: nội dung của đoạn tương đối hoàn chỉnh, hình thức của đoạn có một kết cấu
nhất định.
Về mặt hình thức, đoạn văn luôn luôn
hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm
một số câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng, có liên kết với nhau về mặt
hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái
đầu đoạn bao giờ cũng được viết hoa và viết lùi vào so với các dòng chữ khác
trong đoạn.
Đây là cách hiểu hợp lí, thoả đáng hơn cả giúp người đọc nhận
diện đoạn văn trong văn bản một cách nhanh chóng, thuận lợi đồng thời giúp
người viết tạo lập văn bản bằng cách xây dựng từng đoạn văn được rõ ràng, rành
mạch.
Ví dụ về đoạn văn:
“ Vì ông lão yêu làng tha thiết nên
vô cùng căm uất khi nghe tin dân làng theo giặc(1). Hai tình cảm tưởng chừng
mâu thuẫn ấy đã dẫn đến một sự xung đột nội tâm dữ dội( 2).Ông Hai dứt khoát
lựa chọn theo cách của ông: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì
phải thù( 3). Đây là một nét mới trong tình cảm của người nông dân thời kì đánh
Pháp(4). Tình cảm yêu nước rộng lớn hơn đã bao trùm lên tình cảm đối với làng
quê(5). Dù đã xác định như thế, nhưng ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình yêu đối
với quê hương; vì thế mà ông xót xa cay đắng”(6).
Về nội dung:
- Chủ đề của đoạn văn trên là: tâm
trạng mâu thuẫn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Chủ đề này tập
trung khái quát ở câu1,2.
- Đoạn văn trên có ba phần:
+ Câu 1,2 là phần mở đoạn. Phần này
chứa đựng ý khái quát của cả đoạn văn, gọi là câu chủ đề. Câu chủ đề có thể là
một hoặc hai câu văn.
+ Câu 3,4,5 là phần thân đoạn. Phần
này triển khai đoạn văn, mỗi câu văn đề cập tới một biểu hiện cụ thể của chủ
đề, liên quan tới chủ đề của đoạn văn.
+ Câu 6 là phần kết đoạn. Phần này
khắc sâu chủ đề của đoạn văn.
- Đây là đoạn văn có kết cấu đầy đủ
cả ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Khi viết đoạn văn, không phải bao
giờ cũng nhất thiết có đủ ba phần như vậy. Ví dụ: Đoạn quy nạp, câu mở đầu đoạn
không chứa đựng ý khái quát mà là câu cuối cùng; đoạn diễn dịch, câu cuối cùng
kết thúc đoạn không chưa đựng ý khái quát, chủ đề đã được nêu rõ ở câu mở đoạn.
Về hình thức:
- Đoạn văn trên được tạo thành bằng 6
câu văn được liên kết với nhau bằng các phép liên kết hình thức: phép thế, phép
lặp.
- Đoạn
văn trên được viết giữa hai dấu chấm xuống dòng, chữ cái đầu đoạn được viết lùi
vào một chữ và viết hoa.
Nhóm chuyên môn Ngữ văn
All comments [ 0 ]
Your comments