Các năng lực chuyên biệt môn Lịch sử và một số câu hỏi minh họa theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường DBĐHDTTƯ

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

   Trong xu thế đổi mới toàn diện của ngành giáo dục, từ năm học 2014 – 2015, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương có chủ trương đổi mới phương pháp dạy học hướng vào người học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực học sinh. Năm học 2015 – 2016, Nhà trường tiếp tục thực hiện đổi mới đồng bộ hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát huy năng lực người học. Theo tinh thần đó, trong kiểm tra đánh giá ở các môn học nói chung và môn Lịch sử nói riêng, các câu hỏi đưa ra đều theo định hướng phát triển năng lực. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra hệ thống các năng lực chuyên biệt môn Lịch sử và một số câu hỏi minh họa theo định hướng phát triển năng lực để giúp học sinh có thêm định hướng đúng đắn và đạt kết quả tốt trong quá trình học tập môn Lịch sử.

Năng lực
Câu hỏi 1
Câu hỏi 2
Câu hỏi 3
Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật
Nêu mốc thời gian xuất hiện người tinh khôn?

Nêu những đặc điểm của người tinh khôn?


Trình bày những nét chính về óc sáng tạo của người tinh khôn?
Thực  hành  với  đồ
dùng trực quan
Xác định trên lược đồ tên các cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỷ XV – XVI?
Trình bày khái quát trên lược đồ diễn biến các cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỷ XV – XVI?
Vẽ lược đồ về các cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỷ XV – XVI?
Xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng
Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” (9/5/1911) của nhà Thanh đã trực tiếp đưa đến sự kiện gì trong Lịch sử Trung Quốc?

Cách mạng Tân Hợi (1911) có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước Trung Quốc?
Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
So sánh, phân tích, khái quát hóa
Phân tích những tiền đề của cách mạng Tư sản Hà Lan?

So sánh những tiền đề của cách mạng tư sản Hà Lan và cách mạng tư sản Pháp?

So sánh các cuộc cách mạng tư sản ở Hà Lan, Anh, Pháp về các nội dung: mục tiêu, lực lượng lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả, tính chất. Từ đó hãy cho biết ý nghĩa chung của các  cuộc cách mạng tư sản nói trên đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại?
Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử
Em có nhận xét gì về vua Hàm Nghi?
Nhà Việt Nam học nổi tiếng N. I. Nikulin người Nga từng nói về vua Hàm Nghi: “Vua Hàm Nghi có vị trí vinh dự trong lịch sử dân tộc, không chỉ vì cuộc đấu tranh cho tự do, chống lại chủ nghĩa thực dân, mà còn vì nền hội hoạ của Việt Nam…”.
Em có nhận xét gì về ý kiến trên?
Trên cơ sở trình bày những nhận xét của mình về vua Hàm Nghi, em hãy rút ra những bài học cho bản thân trong việc góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra
Trên cơ sở trình bày  về sách lược của Đảng và Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đối với quân Trung Hoa dân quốc và Pháp (1945 – 1946), em hãy liên hệ đến chủ trương giải quyết vấn đề tranh chấp ở Biển Đông hiện nay của Đảng và Nhà nước ta?
Trình bày kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950? Hãy liên hệ đến vấn đề bảo vệ biên giới Tổ quốc hiện nay.
Hãy kể tên những cuộc đấu tranh giành độc lâp dân tộc và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta từ thế kỷ X đến thế kỷ XX. Để góp phần bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, là một học sinh, em cần làm những gì?
Thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình
Nêu cảm nhận của em về đền Pác – tê – nông (Hi Lạp).



Phát biểu suy nghĩ của em về những công trình kiến trúc ở phương Tây cổ đại.

Viết một đoạn văn khoảng 200 từ đánh giá về những thành tựu văn hóa phương Tây thời cổ đại.

                                                                                                            Gv: Nguyễn Thị Thanh Hải



Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments