HƯỚNG DẪN ÔN TẬP BÀI TỎ LÒNG - PHẠM NGŨ LÃO
Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016
1. Tác giả:
- Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) quê làng Phù Ủng, huyện
Đường Hào, tỉnh Hưng Yên.
- Ông là một võ tướng nhưng ông thích đọc sách, ngâm
thơ. Ông được ca ngợi là văn võ toàn tài.
- Tác phẩm còn lại của ông chỉ còn hai bài thơ chữ
Hán: Thuật hoài (Tỏ lòng) và Vãn thượng
tướng Quốc công Hưng Đạo đại vương.
2. Bài thơ
a.
Xuất xứ
Phỏng đoán Phạm Ngũ Lão làm bài thơ Tỏ lòng vào cuối
1284, khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai đang đến rất gần.
b.
Nhan đề: Thuật hoài
-
Thuật: kể, bày tỏ.
- Hoài: nỗi lòng.
-
Dịch: Tỏ lòng nghĩa là bày tỏ khát vọng, hoài bão ở trong lòng.
c.
Chủ đề:
Khí thế hào hùng của cả một thời đại và hoài bão lớn
lao của vị tướng trẻ tuổi, muốn có sự nghiệp lẫy lừng như Gia Cát Lượng.
3.
Nội dung
a.
Hai câu đầu: Vẻ đẹp kì vĩ của người tráng sĩ hòa cùng khí thế hào hùng của thời
đại.
- Hình ảnh người tráng sĩ hiện lên với tư thế hiên
ngang kỳ vĩ mang tầm vóc lớn lao: Cầm
ngang ngọn giáo bảo vệ non sông đất nước. Không gian như mở ra cả hai chiều,
chiều rộng được đo bằng cả non sông đất nước, chiều cao lên đến tận bầu trời.
Thời gian không phải một tháng, một năm mà đã mấy mùa thu, mấy năm ròng rã.
- Hình ảnh cả dân tộc hiện lên qua bút pháp phóng đại,
so sáng: Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
đã cụ thể hóa sức mạnh của ba quân – của quân đội nhà Trần với khí thế nuốt
trôi trâu, át cả bầu trời, làm mờ cả sao ngưu. Đó là tinh thần xông pha, quyết
chiến, quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược. Câu thơ thể hiện rõ Hào khí Đông Amột thời.
b.
Hai câu sau: Khát vọng công danh và cái tâm chân thành của người anh hùng.
- Chí nam nhi
của người anh hùng thể hiện ở khát vọng lập công (để lại sự nghiệp), lập danh
(để lại tiếng thơm). Công danh được coi là món nợ đời mà người anh hùng phải trả.
Đó cũng là khát vọng “tận trung báo quốc” là lẽ sống lớn của con người thời đại.
- Cái tâm của người anh hùng Phạm Ngũ Lão thể hiện qua nỗi
thẹn vì cảm thấy mình chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời
Hán. Đó là nỗi thẹn của những con người
có nhân cách. Một nỗi thẹn đầy khiêm tốn nhưng cao cả, cái thẹn làm nên nhân
cách lớn.
4.
Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: thuộc lối thơ ngôn chí,
bày tỏ chí hướng, nguyện ước và lí tưởng sống của con người cá nhân in đậm
trong cảm quan nhà nho. Cảm hứng về con người và ý thức làm người tài giỏi, hữu
dụng được kết tinh trên nền tảng đời sống văn hóa và khí thế, sức mạnh thời Trần
– hào khí Đông A.
- Bài thơ sử dụng hình ảnh biểu tượng hàm súc, có ý nghĩa
sâu xa.
- Thủ pháp nghệ thuật: + Con người kì vĩ.
+ Không
gian kì vĩ.
+ Thời
gian kì vĩ.
II. Một số lưu ý khi làm bài
Cảm hứng yêu nước là nội dung nổi bật hàng đầu của văn
học Trung đại Việt Nam. Lúc đầu yêu nước gắn với trung quân, sau chuyển hóa
thành yêu nước là yêu dân.
Cảm hứng yêu nước trong bài thơ Tỏ lòng được biểu hiện
ở một số nội dung sau:
-
Lòng căm thù giặc và tinh thần quyết chiến quyết thắng
giặc ngoại xâm:
Hình ảnh người chiến sĩ cầm ngang ngọn giáo, xông pha
trận mạc suốt mấy mùa thu để bảo vệ giang sơn.
Đội quân sát thát ra trận vô cùng đông đảo, trùng điệp
(ba quân) với sức mạnh phi thường, mạnh như hổ báo (tỳ hổ), quyết đánh tan kẻ
thù xâm lược. Khí thế của đội quân ấy ào ào ra trận.Không một thế lực nào, kẻ
thù nào có thể ngăn nổi.
Khí thôn ngư nghĩa là khí thế, tráng chí nuốt sao
ngưu, làm át làm lu mờ cả sao Ngưu trên bầu trời. Hoặc có thể hiểu ba quân thế
mạnh nuốt trôi trâu.
-
Tư tưởng trung quân ái quốc. Yêu nước là yêu vua.
Khát vọng lập chiến công để đền ơn vua, báo nợ nước.
Thời đại anh hùng mới có khát vọng anh hùng. Khát vọng ấy là biểu hiện rực rỡ
những tấm lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ.Mơ ước và tự hào về những chiến
tích hiển hách, về những võ công oanh liệt của mình có thể sánh ngang tầm sự
nghiệp anh hùng của Vũ Hầu Gia Cát Lượng thời Tam Quốc.
Công danh mà Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ là thứ
công danh được làm nên bằng máu và tài thao lược, bằng tinh thần quả cảm và chiến
công. Đó không phải là thứ công danh tầm thường, đậm màu sắc anh hùng cá nhân.
Nợ công danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương
máu và lòng dũng cảm. “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” cái thẹn chưa có tài
mưu lược lớn như Vũ Hầu giúp đỡ nhà Hán để trừ giặc, cứu nước, để Tổ quốc Đại
Việt trường tồn, bền vững. Cho thấy Phạm Ngũ Lão là một con người luôn có khát
vọng lập công báo quốc suốt đời, suốt đời tận tụy trung thành với chủ tướng Trần
Hưng Đạo.
GV Dương Thị Mai Phương - NCM Ngữ Văn
All comments [ 1 ]
Hay lắm ạ !
Your comments