Định hướng ôn tập kiểm tra định kỳ lần 1 môn địa lý năm học 2016 - 2017

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016
I. Nội dung ôn tập.
1. Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả của nó.
a) Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.( mô tả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất bằng lời hoặc hình vẽ): Quỹ đạo; Hướng chuyển động; Vận tốc; Trục; Thời gian
b) Hệ quả.
- Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời (hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh, khái niệm chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời...)
- Nhịp điệu mùa trong năm ( khái niệm mùa, nguyên nhân sinh ra mùa)
- Chênh lệch thời gian giữa các mùa (nguyên nhân, đặc điểm...)
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ
2. Các đới gió.
                     Gió

Đặc điểm   

Đông địa cực
Tây ôn đới
Mậu dịch
Phạm vi hoạt động





Thời gian hoạt động




Hướng gió




Tính chất




3. Thủy quyển và sự tuần hoàn nước trên Trái Đất.
a) Khái niệm Thuỷ quyển: là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, các đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. Lớp nước trên Trái Đất có thể tồn tại ở 3 trạng thái khác nhau: ở thể rắn (băng, tuyết); thể lỏng (nước) và thể hơi (hơi nước).
b) Các giai đoạn:
Trong lớp vỏ địa lí, nước luôn vận động. Tuần hoàn nước là một vấn đề quan trọng nên đã được nghiên cứu từ lâu và ngày càng được hoàn thiện. Quá trình tuần hoàn được thực hiện theo các giai đoạn sau:
- Bốc, thoát hơi: Dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, nước bốc hơi từ bề mặt đại dương, hồ đầm, sông ngòi... và cả từ bề mặt đất ẩm. Ngoài ra, sinh vật, đặc biệt là rừng cây cũng thoát ra một lượng hơi nước lớn để điều hoà môi trường sống. Hơi nước tồn tại trong khí quyển không nhiều lắm và tuỳ điều kiện nhiệt độ, có thể ở các dạng hơi, mây, mù...
-Nước rơi: Khi nhiệt độ của không khí hạ thấp, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành hạt lớn và dưới tác dụng của trọng lực sẽ rơi xuống mặt đất tạo thành nước rơi. Nước rơi có thể ở dạng lỏng là mưa hay ở dạng xốp là tuyết và thậm chí cả ở dạng rắn: mưa đá.
-Dòng chảy: Khi nước rơi tới bề mặt đất, đại bộ phận sẽ tham gia vào các quá trình bốc hơi. Phần còn lại sẽ tập trung tại các dải trũng và chảy thành dòng, đó là các dòng chảy. Phần lớn các dòng chảy tồn tại ở dạng lỏng: đó là các sông ngòi, một phần khác sẽ ở dạng rắn: đó là các băng hà. Tuyệt đại đa số các dòng chảy lại trở lại biển và đại dương.
-Ngấm: Trên bề mặt đất, ngoài một phần nước chảy trên bề mặt, phần còn lại ngấm xuống đất tạo thành nước dưới đất (nước ngầm). đây nước cũng chảy theo đất dốc và cuối cùng bị lộ ra bề mặt để cung cấp nước cho sông ngòi, dưới dạng suối. Suối cũng có dạng xuống và lên (suối phun). Nguồn nước dưới đất cung cấp chủ yếu vào mùa khô để tạo cho sông ngòi có điều kiện chảy liên tục theo thời gian.
4. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất.
Nước đi rồi lại trở về để hình thành các vòng tuần hoàn nước. Trong quá trình này, tuỳ theo số lượng các giai đoạn mà nước đã tham gia chứ không phải số lượng nước; Có thể chia thành 2 loại vòng tuần hoàn: Vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
-Tuần hoàn nhỏ: Nếu hơi nước từ mặt đại dương hoặc từ bề mặt lục địa bốc lên, ngưng tụ rồi lại rơi xuống mặt đại dương hoặc bề mặt lục địa thì nó đã hoàn thành một vòng tuần hoàn nhỏ.
  Trong tuần hoàn này, số lượng nước tham gia có thể lên tới 92% của tổng lượng nước tuần hoàn, song chỉ trải qua có 2 giai đoạn đầu: tức là bốc hơi và nước rơi. Quãng đường đi là rất ngắn.
        -Tuần hoàn lớn: hơi nước từ mặt đại dương bốc lên, được gió đưa vào lục địa, thì vòng tuần hoàn của nó trở nên phức tạp hơn. Một bộ phận nhỏ nước mưa rơi xuống mặt đất sẽ lại bốc hơi trở lại khí quyển, bộ phận lớn hơn chia ra nhiều phần: một phần chảy thành dòng trên bề mặt đất cung cấp nước cho các sông, ngòi rồi chảy ra biển, một phần đọng lại trong các ao, hồ, đầm hoặc gặp nhiệt độ thấp rắn lại thành băng, một phần thấm xuống các lớp đất sâu tạo thành các mạch nước ngầm, một phần bị thổ nhưỡng và các sinh vật hút giữ lại trong đất hoặc trong cơ thể sinh vật. Tất cả các bộ phận nước nói trên, cuối cùng rồi cũng trở về với đại dương tạo thành một vòng tuần hoàn lớn.
Tuần hoàn lớn chỉ bao gồm 8% lượng nước, song lại nhiều tới 3 giai đoạn, nếu nước chảy ngay vào sông ngòi và 4 giai đoạn nếu nước thấm xuống đất, sau đó mới lại cung cấp cho sông ngòi. Như vậy, quãng đường tuần hoàn này rất dài.
=> Vai trò Tuần hoàn lớn trong lớp vỏ địa lí: Chính ở đây đã xảy ra các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng (nhiệt - ẩm) giữa lục địa và đại dương.Có thể nói, nếu không có sự tuần hoàn của nước thì sẽ không có sự phân bố lại nhiệt độ và độ ẩm cho các miền khác nhau trong lục địa.Như vậy, thông qua sự tuần hoàn nước, khí hậu trên Trái Đất được điều hoà.Nước còn có vai trò duy trì và phát triển sự sống trên Trái Đất.
5. Gia tăng dân số tự nhiên
  Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hoặc giảm đi) là do hai nhân tố sinh đẻ (tỉ suất sinh thô) và tử vong (tỉ suất tử thô) quyết định.
   a.Tỉ suất sinh thô:
            - Khái niệm
           - Các nhân tố ảnh hưởng
  b.Tỉ suất tử thô
- Khái niệm
- Các nhân tố ảnh hưởng.
 c. Gia tăng tự nhiên
- Đặc điểm gia tăng dân số tự nhiên trên thế giới
- Nguyên nhân của gia tăng dân số tự nhiên
- Hậu quả của sự gia tăng dân số tự nhiên không hợp lí ( sức ép kinh tế, xã hội, môi trường....)
      6. Vai trò và đặc điểm của sản xuất Nông nghiệp
a.Vai trò của Nông nghiệp.
 - Nông nghiệp cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm...
- Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp...
- Nông nghiệp là cơ s phát triển các ngành kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng....
- Đối với các nước có truyền thống về sản xuất nông nghiệp còn là nguồn hàng xuất khẩu...
b.Đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp
- Đặc điểm quan trọng của ngành sản xuất nông nghiệp, để phân biệt với sản xuất công nghiệp là: đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thay thế được... Do đó cần phải duy trì nâng cao độ phì, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên đất cho nông nghiệp.
- Đối tượng tái sản xuất (đối tượng lao động) của ngành nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi...Do đó, cần phải hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học, quy luật tự nhiên của cây trồng và vật nuôi
- Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ...do đối tượng lao động của nó là sinh vật nên phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, vì vậy cần phải xây dựng cơ cấu mùa vụ hợp lí, đẩy mạnh xen canh, gối vụ, tăng vụ… thì mới đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Trong sản xuất nông nghiệp có hai hình thức sản xuất là quảng canhthâm canh...( khái niệm quảng canh và thâm canh)
- Sản xuất nông nghiệp có hai ngành cơ bản là trồng trọt và chăn nuôi...Ngành trồng trọt lấy cây trồng làm đối tượng tái sản xuất. Ngành chăn nuôi lấy vật nuôi làm đối tượng tái sản xuất.
- Sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh với trình độ sản xuất hiện đại, sẽ trở thành ngành sản xuất hàng hoá. Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh có quy mô lớn.
Nhóm chuyên môn địa lý
Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments