Hướng dẫn tự học bài Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên
Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Chế Lan Viên
(1920 -1989) là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại.
- Con đường thơ của
Chế Lan Viên trải qua nhiều chặng với những bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến
tư tưởng và tìm tòi đổi mới nghệ thuật.
- Thơ Chế Lan Viên
giàu chất suy tưởng triết lí, mang vẻ đẹp trí tuệ phong phú đa dạng về hình
ảnh.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ:
- Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập “Ánh sáng
và phù sa”, 1 tập thơ đánh giá sự trưởng thành vững chắc của Chế Lan Viên trên
hành trình thơ cách mạng.
- Cũng như cả tập thơ, bài tho Tiếng hát con tàu
đã thể hiện sự gặp gỡ kỳ diệu giữa cảm hứng về sự hồi sinh của đất nước sau
chiến tranh với cảm hứng về sự hồi sinh của chính tâm hồn nhà thơ. Đó cũng là
ngọn nguồn cho lòng biết ơn và gắn bó sâu sắc của Chế Lan Viên với cuộc đời với
nhân dân và đất nước.
2.2. Hoàn cảnh sáng tác
- Sau 1954, kháng chiến thắng lợi, miền Bắc tiến lên CNXH
- Trong những năm 1958-1960, miền Bắc có phong
trào vận động nhân dân ở miền xuôi đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Tây Bắc
- Theo tiếng gọi của Đảng, nhiều văn nghệ sỹ
cũng đi thâm nhập thực tế công cuộc lao động xây dựng đất nước, trong đó lên
Tây Bắc có Nguyễn Khải, Nguyễn Tuân, riêng Chế Lan Viên thời gian này chưa lên
được Tây Bắc, ông đã thể hiện lòng mình qua Tiếng hát con tàu. Trong đó sự kiện
kinh tế xã hội chỉ là điểm xuất phát cho những sáng tác để từ đó nhà thơ bày tỏ
khát vọng được trở về với nhân dân, đất nước, với những kỷ niệm sâu nặng nghĩa
tình trong kháng chiến, cũng là sự trở về với hiện thực cuộc sống, ngọn nguồn
sáng tạo trong thi ca
2.3. Nhan đề
- Tây Bắc:
+ Nơi sinh ra cuộc kháng chiến gian lao, phong trào lao động
+ Còn là biểu tượng cho những miền đất xa xôi
của Tổ quốc, là hình ảnh sống động lớn của nhân dân đang chờ những bàn tay khai
phá, xây dựng. Nói đến Tây Bắc là nói đến khai phá, xây dựng
+ Với nhà thơ: Tây Bắc còn là biểu tượng cho
hiện thực cuộc sống rộng lớn, phong phú, ngọn nguồn sáng tạo của thi ca
- Con tàu mang khát vọng đi xa
- Tiếng hát: cảm xúc vui tươi, hứng khởi, say mê của nhà thơ,
và lại xuất phát từ con tàu=> tiếng hát con tàu là tiếng hát của 1 tâm hồn
khao khát được đi xa, khao khát với cuộc sống rộng lớn, xây dựng đất nước.
2.4. Đề từ
- Là phần nằm ngoài văn bản tác phẩm nhưng lại có giá trị
đúng hướng người đọc tới ý đồ nghệ thuật của tác giả hoặc cảm hứng chủ đạo của
tác phẩm
“Tây Bắc ư?
Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bộn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta Tây Bắc, chứ còn đâu”
- Bài thơ xuất phát từ Tây Bắc và sự kiện kinh tế xây dựng
diễn ra ở Tây Bắc nhưng nội dung ý nghĩa của nó không chỉ dừng lại ở Tây Bắc,
bài thơ không chỉ bày tỏ những cảm xúc chân thành với 1 miền đất gian lao, anh
hùng và sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến, không chỉ bày tỏ khát vọng hướng
đến xây dựng đất nước mà còn là cách để Chế Lan Viên thể hiện 1 tuyên ngôn nghệ
thuật tích cực, mới mẻ.
- Sự PĐ được xác định bởi 2 điều kiện:
+ Khi lòng ta mang khát vọng con tàu, khát vọng của đi xa thì
khi ấy Tây Bắc chỉ là một trong những vùng đất mênh mông của Tổ quốc mà tâm hồn
nhà thơ muốn hướng đến
+ Tổ quốc, nhân dân, đất nước là cuộc sống bên ngoài. “Khi Tổ
quốc bốn bề lên tiếng hát” thì tiếng hát ở đây chính là thể hiện niềm say mê
hứng khởi dựng xây cuộc đời mới
+ Lời đề từ kết thúc bằng lời hùng hồn “Tâm hồn ta là Tây Bắc
chứ còn đâu” là khi nhà thơ đã hòa quyện giữa cái khách quan và chủ quan, giữa
cái tôi và cái ta, của tâm hồn nhà thơ với con người Tây Bắc, với hiện thực vĩ
đại - ngọn nguồn sáng tác của thi ca.
II. Nội dung
1. Khát vọng trở về với nhân dân, kháng chiến của nhân
vật trữ tình trong Tiếng hát con tàu
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề
II. Thân bài
1. Khái quát
2. Phân tích
a.
Ý nghĩa của cuộc trở về Tây Bắc, niềm biết ơn sâu nặng với kháng chiến (Khổ
3,4)
Lời
mời gọi lên Tây Bắc cũng là về với chính lòng mình, với những kỉ niệm đẹp đẽ,
đánh thức dậy không chỉ những hoài niệm trong quá khứ mà cả khát vọng trong
hiện tại,cả cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
Khát vọng lớn lao của nhà thơ về với nhân dân, với Tổ
quốc được thể hiện bằng một tấm lòng thành kính.
“Con
đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho
con về gặp lại Mẹ yêu thương”
b.
Niềm vui, niềm biết ơn sâu nặng khi đựơc trở về với nhân dân
-
Trở về với nhân dân là về với những gì gần gũi, thân
thiết nhất.
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa”
Nhà thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh tương đồng
nói lên niềm vui khi trở về gặp lại nhân dân, chú nai sau bao ngày xa cách lại
được về sống giữa núi rừng quen thuộc chạy nhảy vui đùa uống ngụm nước suối
trong lành.
Hình ảnh “nai về suối cũ” đã diễn tả đựơc ý tưởng tìm
về với nhân dân là tìm về chính mình trong sự hoá thân kì diệu.
-
Về với nhân dân là về với niềm vui của sự sinh thành
Với CLV về với nhân dân là về với cội nguồn sự sống về
với ngùôn sữa tinh thần nuôi lớn tâm hồn con người: Như đứa trẻ thơ đói lòng
gặp sữa
- Về với nhân dân là về với sự cưu mang đùm
bọc chở che: Chiếc nôi
ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
c.
Những kỉ niệm, những hình ảnh tiêu biểu cho sự hi sinh và nghĩa tình thắm thiết
của nhân dân trong kháng chiến (Khổ 6 - 11)
-
Con nhớ anh
con…nhớ mãi ơn nuôi: Cách xưng hô thân tình ruột thịt
của
chủ thể trữ tình với những con người đại diện cho nhân dân.
-
“Nhớ bản sương
giăng nhớ đèo mây phủ”: Nhớ những cảnh đã đi qua, đã sống trong thời kháng
chiến chống Pháp ở vùng cao, vùng xa Tây Bắc. điệp từ “nhớ” gắn kết hai hình
ảnh tiêu biểu của núi rừng “bản sương giăng”; “đèo mây phủ”. Từ đó chốt lại
trong câu hỏi tu từ mang tính khẳng định: “Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu
thương”. Nhớ vì yêu thương. Và vì yêu thương mà dẫn tới triết lí rất thực, rất
đúng: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn”.
Từ những hoài niệm, kỉ niệm về nhân dân và kháng
chiến, nhà thơ đã có những suy ngẫm rất khái quát. Những câu thơ cô đúc, giống
dạng những châm ngôn, triết lí nhưng không giáo huấn khô khan.
Nhớ từng người thân quen, gắn bó, đại từ “ta” chuyển
thành “anh” gắn với “em” vừa cụ thể vừa tình tứ. “Bỗng” tưởng như đột xuất
nhưng lại rất hài hòa. Một câu thơ bình thường, giản đơn nhưng lại gợi độ sâu
suy nghĩ.
Đất lạ hóa quê hương. Tình yêu như sợi chỉ xanh nối
liền hai ý: Tình yêu làm đất hóa tâm hồn thì đương nhiên, đất là nhờ tình yêu
cũng hóa thành quê hương. Thời gian đã kiểm nghiệm , đã làm cho người ta lắng
lại vì đã để lại mảnh hồn ta trong đó.
3. Đánh giá
III. Kết luận
2.
Tuyên ngôn nghệ thuật trong Tiếng hát con tàu
I. Mở bài
-
Dẫn dắt vấn đề.
-
Nêu vấn đề.
II. Thân bài
1.
Giải thích:
Tuyên ngôn nghệ thuật là tuyên bố quan điểm có tính
quan trọng định hướng cho một bộ phận nghệ thuật văn học đời sống, phong cách,
quan điểm của thẩm mĩ.
Biều hiện: Thông qua các chuyên luận, nhật kí, các
nhân vật trong tác
phẩm.
Lí do: Vận động văn học giao thoa, giai đoạn, thời kì;
yêu cầu của đời
sống;
khám phá tìm tò, định hướng về quan điểm của nhà văn.
2.
Tuyên ngôn nghệ thuật trong Tiếng hát con tàu
-
Chế Lan Viên khẳng định quan niệm “nhận
đường” của văn học cách mạng.
-
Nhận đường đối với văn nghệ sĩ: vận động lịch sử xã hội, vai trò của văn học,
nghệ sĩ.
Người
nghệ sĩ sáng tạo của thời đại mới phải đi, phải phản ánh , phải bộc lộ cảm hứng
trước cuộc sống ở bề sâu, tầm cao của nó.
-
Tiếng hát con tàu khẳng định mối quan hệ giữa văn học và đời sống: cái đẹp nghệ
thuật được thể hiện ngay ở trong chính đời sống.
+
Cuộc đời quyết định “một nửa” tác phẩm:
“Bài
thơ anh, anh làm một nửa mà thôi,
Còn
một nửa cho mùa thu làm lấy.”
(Sổ tay thơ)
+
Cuộc sống phải được thâm nhập trong nhiều chiều kích của nó:
Ra
đi, chạm vào những cơn bão, ngọn gió bất ngờ thổ vào bốn bức tường quen thuộc.
Nhìn
cuộc đời phía dưới phía trên, phía sau phía trước...
(Nghĩ
về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ...)
+
Khái niệm về nhân dân: Là những thứ quen thuộc gần gũi, bình dị; môi trường
thuận lợi tạo nên đời sống, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Là
những con người của thời đại, con người lí tưởng, vẻ đẹp của con người thời đại
-
Triết lí suy
tưởng:
+
Hình ảnh, đối tượng, mối quan hệ “Anh - Ta - Con” cụ thể - trừu tượng, khi thì
đứng riêng đơn lẻ, khi thì hòa nhập, có tư cách đại diện cho người nghệ sĩ tìm
đến với nhân dân.
3.Đánh
giá:
III.
Kết luận
GV Dương Mai Phương
All comments [ 0 ]
Your comments