Chuyện tình của các chàng gió (các loại gió hoạt động ở Việt Nam)
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016
1. Gió Tín
Phong (Gió Mậu Dịch)
Gia đình ông bà Việt Nam ở thôn Đông Nam Á có liền mấy
cô con gái. Các nàng đến tuổi cập kê, trăng rằm, trăng 16…mỗi người mỗi vẻ.
Nàng thì mỏng manh e ấp, nàng thì cao lớn thong dong, nàng thì bé bỏng ngây
thơ, nàng thì mềm mại thướt tha…Nói tóm lại đều có nét hấp dẫn riêng. Vì vậy
nên các trai anh hùng gần xa đều đến tìm. Nổi bật nhất là các chàng Gió.
Đầu tiên là chàng Tín Phong, tên ít dùng đến gọi chàng
Mậu Dịch. Tín Phong - chàng gió tin cậy, thủy chung son sắc trong ý định làm rể
phương nam. Quê chàng ở vùng cao áp Cận chí tuyến BBC. Nghe tiếng con gái vùng
nhiệt đới xinh đẹp nên chàng rời quê tìm đến. Chàng đi theo hướng Đông Bắc đi
xuống, đáng lẽ đi thẳng thì nhanh hơn, khỏe hơn, đỡ tốn sức nhưng vì cái việc
quay quanh trục không nghỉ của Trái đất theo chiều ngược kim đồng hồ làm cho
hướng đi của chàng Tín Phong lệch về bên phải so với hướng xuất phát ban đầu,
Bắc – nam chuyển thành Đông Bắc – Tây Nam.
Chàng đi theo hướng đó và suốt cả năm bền bỉ, tình cảm
ấm nồng, một lòng hướng đến gia đình ông bà Việt Nam, quyết làm lung lay cho
được không chỉ một người con gái của ông bà, nên tên gọi Tín Phong rất phù hợp.
(Nhưng
ở phương tây thường nói chàng là Mậu Dịch. Bởi một thời đầu thế kỷ XIX sang đầu
thế kỷ XX, các đoàn thuyền buôn Châu Âu đã nương theo sức mạnh của chàng mà
căng buồm vượt các đại dương đi buôn giữa các châu lục)
Khi đến được gia đình ông bà Việt Nam với tình
nồng ấm nhưng vốn tính cách chàng lại khô khan, chàng hong khô ao hồ, ruộng
nương, đốt cháy người con gái mình yêu trong ánh mắt rực lửa. Tội nghiệp cho
hai nàng Nam Bộ và Tây Nguyên, khô khan, bỏng rát cả da thịt vì tình yêu nóng
rẫy đó. Tình trạng“khủng bố tình yêu”làm khổ hai nàng khoảng 6 tháng(từ tháng11
năm trước tới tháng 4 năm sau). Tội nghiệp cho làn da! Làn da nâu và khát nước.
Cô chị cả Miền Bắc thì sao?( chị cả cách hai em miền
trong bởi dãy Bạch Mã nơi có vòng vỹ tuyến 160 Bắc ngang qua). Chị
chưa hẳn là xinh đẹp, nết na hơn 2 em. Nhưng người ta bảo “nhất cự ly, nhì
cường độ”, phong thủy quan trọng hơn tài năng, đức độ. Nàng chị ở ngoài, cũng
“bị” anh Tín Phong liếc qua nóng rực, nên cũng thô ráp làn da và mái tóc nhưng
thật may tình trạng không quá cực đoan như hai em của nàng ở phía trong. Bởi
vì, cũng chính trong thời gian đó( tháng XI – tháng IV) phía chị xuất hiện thêm
một chàng gió nữa – chàng Đông Bắc vô cùng ấn tượng.
2.
Chàng gió mùa Đông Bắc.
Khoác bên ngoài cái vẻ lạnh lùng, khô khan, chàng Đông
Bắc bất ngờ ùa đến cửa ngõ nhà ông bà Việt Nam. Chàng đi cùng hướng với Tín
Phong nhưng thật tội, quê chàng xa xôi lắm, mãi tít tận vùng cao áp XiBia –
Vùng viễn đông của Liên Bang Nga khoảng lưng chừng độ cao 550Bắc.
Lạnh lùng và khô khan – đó chính là bản tính của
chàng. Dù vốn dỹ tính cách đó không gây được thiện cảm của hầu hết dân cư trên
Trái đất, nhưng chàng không có ý định vứt bỏ, chỉ là thay đổi chút ít mà thôi.
Chặng đường đi dài hàng vạn km làm chàng mất bớt vốn năng lượng và sắc thái vốn
có. Để khi đến được nhà các người đẹp, chàng Đông Bắc đã không ào ạt và lạnh
lùng như ngày ra đi nữa. Tuy nhiên vốn quen sống ở xứ nóng, Bố mẹ và nàng Miền
Bắc khi gặp chàng không ngừng xuýt xoa: Ôi lạnh quá, lạnh quá…!Ở đồng bằng còn
đỡ, chứ nếu đi lên miền ngược Cao Bằng, Hà Giang hay triền cao Tây bắc thì càng
xuýt xoa nhiều hơn: Đậm quá, hại quá…!
Nếu như Tín Phong chỉ làm cho nàng Miền Bắc trở nên
nóng và khô khan ở chừng mực nhất định, phô bày ra cái kém duyên của mình, đó
là ăn mặc khá cởi mở, mặt mày nhăn nhó, thở than cái nỗi lo thiếu nước thì
chàng Đông Bắc này lại làm cho Miền Bắc trở nên nữ tính hơn bao giờ hết. Bỗng
chốc nàng ấy trở nên khiêm nhường, e ấp, ăn mặc kín đáo, ít ra ngoài, tâm trạng
thay đổi hẳn, từ hoạt bát, ồn ào trở nên suy tư, trầm lắng, thậm chí có chút
yếu đuối, lãng mạn…! không khéo nàng còn suốt ngày làm thơ, viết văn, hát hò
thương nhớ, ngợi ca người mới đến nếu như ta gặp nàng ngay chính thủ đô Hà Nội.
Sao chàng Đông Bắc lại có được khả năng chinh phục con
gái giỏi như vậy, mà cụ thể đây là nàng Miền Bắc vốn rất kiên định? Có lẽ
nguyên nhân là ở chỗ chàng có “nghệ thuật tán gái”. Sự lạnh lùng, cao ngạo vốn
dĩ đã là một cá tính hấp dẫn đàn bà con gái của cánh đàn ông, nhưng chưa phải
tất cả. Điểm hấp dẫn của chàng chính là không ở lại lâu, giống kiểu ở lỳ như Tín
Phong. Đông Bắc, chàng ấy, chỉ thường ở chơi 2 đến 3 ngày, nếu lâu là 5 7
ngày nếu như có sự tiếp viện bởi anh em nhà chàng, nhưng điều này hiếm rồi là
tạm biệt, hẹn gặp bố mẹ và em lần sau! Cháu còn bận làm ăn! Em à, anh bận lắm …! Chưa
kịp thân quen thì đã vội ra đi, chuyện còn dài, tâm tư còn lắm nỗi… Ôi !
Còn gì hấp dẫn hơn một người đàn ông mạnh mẽ, lạnh lùng, si tình từ nơi xa xôi
cất bước tìm đến nhưng lại không quên sự nghiệp của bản thân ?
Mỗi năm một mùa, trong khoảng
thời gian từ thàng XI dương lịch của năm trước đến tháng IV năm sau, cứ như vậy
chàng Đông Bắc không ở chơi liên tục cứ đi đi về về với mỗi đợt 2 hoặc 3 ngày, đến 4 ngày như vậy. Tính ra, mỗi năm, tức mỗi
mùa tán tỉnh yêu đương, có trung bình 20 đợt chàng đi về.
Vào giai đoạn đầu, chàng thường
đi một mình, hướng đi chủ yếu trong miền lục địa thẳng từ Xibia của Liên Bang
Nga, qua hết chiều dài miền Đông Trung Quốc để đến với gia đình Việt Nam. Về
sau, trên đường đi, chàng rủ theo những người bạn quen biết dọc đường, đó là áp
cao Hoa Bắc và Hoa Trung – những thanh niên mới lớn của nhà Trung Quốc đi cùng.
Và đường đi có thay đổi chút ít, lệch về phía đông nhiều hơn, tức về phía biển.
Chàng tung hứng nếm và ngậm vào mình một lượng
hơi nước đáng kể dọc đường đi ngang qua biển Hoa Đông. Cho nên vào giai đoạn
sau của (mùa tán gái) quãng từ tháng 2 trở đi, ta thấy Đông Bắc trở nên
khác trước, bớt khô khan. Mỗi khi chàng về đến thường mang theo mưa phùn, mưa
xuân lất phất đi theo và bớt lạnh. Vì vậy gương mặt chị gái Miền Bắc không còn
toát lên vẻ trong sáng như giai đoạn đầu. Nàng giận vì Đông Bắc có vẻ như không
chung tình như Tín Phong( mặc dù rất chung tình với mấy chị em).
Thực ra Đông Bắc không phải không
muốn bắt cá mấy tay như Tín Phong, nhưng gặt nỗi đường xa tốn sức, lại gặp phải
ông cụ Bạch Mã chắn ngang lối đi, nên chàng cũng không cố được để vào với các
em trong kia. Nhưng đàn ông mà, thi thoảng năm nào đó, đợt nào đó, chàng trai
Đông Bắc cầm lòng không được nên đã cố hết sức liếc mắt vào. Nhưng giỏi lắm chỉ
thấy được cái lưng của Trường Sơn Nam nơi được gọi là Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Nhưng chả ăn thua gì, chả động lòng rung cảm mãnh liệt như chị Miền Bắc đâu.
Còn cái… ngực. cái bụng của Trường Sơn Nam thì đành chịu. Những nơi đó thuộc
hẳn về Tín Phong và Tây Nam. Với kiểu thoắt đến, thoắt đi, thay đổi tính tình
và mang theo cả bạn bè, mây mưa như vậy… thì Đông Bắc không làm cho Tín Phong
trở nên mờ nhạt mới là lạ. Cữ hễ Đông Bắc về là Tín Phong chỉ còn cách im miệng
ngồi lui về một góc, chẳng ai ngó đến nữa. Lúc đó, Tín Phong chỉ có Nam Bộ và
Tây Nguyên là vẫn yêu chàng tha thiết, khóc hết nước mắt, trở nên khô héo vì
yêu.
Tín Phong cứ chờ thời điểm Đông
Bắc cất bước ra đi là chàng ý lại thò mặt ra làm loạn. Khi đó, nàng Miền Bắc
lại trở lại tính nết cổ hữu: Ồn ào, nóng nảy, ăn mặc phong phanh, nói cười bỗ
bã, thoắt cái biến ra ngoài bia bọt như đàn ông, mặt mũi lại mồ hôi, bụi bặm…
3.
Chàng gió Tây Nam( gió
mùa mùa hạ)
Chứng kiến cảnh hai chị gái xinh
đẹp Tây Nguyên và Nam Bộ mỗi ngày khô héo đi như vậy, đau lòng quá. Chàng thiếu
niên Tây Nam nhà ở khu Áp cao Bắc Ấn Độ Dương vốn trong lòng đã mến mộ hai chị
từ lâu, liều lĩnh vượt lên bờ, chạy ngược lên phía bắc, mang theo những thùng
nước lớn với nỗi khát khao nhanh chóng làm dịu mát, trả lại sức khỏe và nhan sắc
lộng lẫy cuốn hút ngày nào cho hai chị. Thật tội, tình cảm sôi nổi nhưng sức
lực có hạn.
Thông thường vào tháng 5 dương
lịch hàng năm, nhưng cũng có khi ngay giữa tháng 4, tình thế hiểm nghèo, trước
nguy cơ chết khát của hai chị phương bắc bởi tình yêu vị kỷ, cố chấp của Tín
Phong đã không cho phép Tây Nam Bắc Ấn Độ Dương chần chừ, mà vội vàng phóng
bước. Chàng đưa đến sự sống, trả lại nhan sắc, sức khỏe và đưa đến niềm hân
hoan to lớn cho nàng Tây Nguyên và Nam Bộ. các nàng reo mừng nhảy múa "ôi
mưa vàng, mưa vàng…". Còn nàng Tây Nam Bộ thì những thùng nước của chàng
thiếu niên Tây Nam đưa đến giúp nàng gội rửa những giọt nước mặn chát bám trên
gương mặt nàng. Thoáng chốc gương mặt nàng đã ngọt ngào, tươi trẻ trở lại.
Nhưng Tín Phong là thanh niên
lớn, lại lỳ lợm, đâu đã vội chịu thua Tây Nam niên thiếu ! chưa kể thật
tội nghiệp cho cô em gái yếu đuối mỏng manh khiêm nhường nép sau vách nhà
Trường Sơn là nàng Duyên Hải Miền Trung và cả cô em gái bé bỏng Tây Bắc thấp bị
khuất sau dãy hàng rào ngăn cách giữa nhà ông bà Việt Nam và nhà ông bạn Lào.
Hai nàng đó không nhón lên nổi để nhận quà của Tây Nam thiếu niên ( gọi là Tây
Nam em). Tây Nam em cố trèo sang, quà là các túi nước mát lạnh như kem thì ta
chảy mất tiêu, còn lại hơi thở nằng nề khô khan, nóng rực của chàng phả vào mặt
hai nàng một cách rất táo bạo. Hai thiếu
nữ nhăn mặt, bật quạt, hắt nước liên tục như cố tình xua đuổi chàng vì giận
hờn, trách móc, ghen tỵ với các chị bên kia.
Tây Nam em sau một hời gian chạy
đi chạy về như vậy cũng kiệt sức, lại nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm của
các em gái bé bỏng, tự lượng thấy một mình không thể cứu nổi các chị em nhà họ,
vậy nên chàng quyết định cầu cứu người anh trai cùng tên sinh ra và lớn lên nơi
Châu Úc xa xôi tít tận phương Nam đến
giúp mình ( gọi là Tây Nam anh)
Nhận được tin khẩn từ em trai, Tây
Nam anh vội vã thu xếp, cũng may vừa trùng với kỳ nghỉ đông nên rất thuận lợi.
Với sức vóc của một thanh niên trưởng thành, cùng sự nuôi dưỡng cầu kỳ bởi sữa
cừu ướp lạnh nên chàng rất khỏe mạnh..
Quãng đầu tháng 7, chàng lên
đường, chả mấy chốc chàng vượt qua đại dương mênh mông vùng Xích đạo đổi hướng
đi từ Đông Nam thành Tây Nam khi vượt qua vòng vĩ tuyến phân chia Trái đất
thành hai nửa, một mạch tiến về thôn Đông Nam Á nơi có nhà của ông bà Việt Nam lắm
con gái đẹp đang gặp nạn tình yêu. Từ đây đường đi của chàng rất thuận lợi, chả
mấy chốc đã gặp nàng Nam Bộ và Tây Nguyên. Ôi ! Mưa, mưa như trút, liên
tục, có khi cả ngày trời cho thỏa lòng yêu mến với người đẹp và cho bõ lòng ghen
tuông với… tình địch Tín Phong, Ngày nào cũng mưa, đó là những thùng nước lớn
mà Tây Nam chính thức mang về làm quà cho các người yêu trong mộng của em trai,
và từ đó về sau, họ là vợ, hay người tình, là người bạn tâm giao của chàng Tây
Nam chính thức.
Còn với Duyên Hải miền Trung và
Tây Bắc thấp, thêm cả đồng bằng Sông Hồng, các nàng ý nghe tin Tây Nam anh đã
đến cũng hy vọng tràn trề, nóng lòng nhắn tin thúc giục, mời gọi. Đường sang,
đường vào đều khó, nhưng là người của xứ văn minh hiện đại, chẳng lẽ lại chịu
bó tay như em trai họ quê Nam Á ? Tây Nam thầm nghĩ vậy. Không lâu sau đó
chàng nghĩ ra cách đi vòng sang phía đông, tiến đến gặp các em theo hướng Đông
Nam từ biển đông đi vào để tặng quà cho được. Muốn yêu cô chị phải lấy lòng các
cô em. Chàng thật ga lăng, hào phóng,
thông minh. Món quà tặng cho Tây Bắc thấp có tên là ‘ Mưa rào mùa hạ’,
quà cho Đồng Bằng Sông Hồng có tên là ‘Mưa ngâu’, còn quà cho Duyên Hải Miền
Trung có tên là ‘Mưa dông’. Quà cho Duyên Hải có chậm đôi chút sang chừng thu –
đông vì chàng lo tặng quà các em ở xa trước. Chàng đi theo hướng Đông Nam mà
đến nên ở nơi các cô em này, họ lại gọi chàng
theo cách gọi của nếp nhà Việt Nam đó là Đông Nam. Chả sao, dù gọi là thế thì
chàng cũng chính là Tây Nam chính thức.
Vậy đấy, chàng gió Tây Nam chính
thức rất tuyệt vời phải không ? Tình cảm bao la, quà cáp không tiếc, có
trước có sau không sót một ai, sức khỏe dồi dào, tư duy năng động, tác phong hồ
hởi…Vì vậy chàng được cả gia đình ông bà Việt nam, cả thông Đông Nam Á yêu mến.
Gọi tên chàng là gió mùa Tây Nam và là rể chính thức.
Một lần nữa, Tín Phong lại bị ra
rìa. Tín Phong - chàng thanh niên có tình cảm sâu đậm nhưng vị kỷ, lại sai
phương pháp chỉ còn nước chờ Tây Nam chính thức kết thúc kỳ nghỉ đông, trở lại
quê nhà tiếp tục việc học tập đang dang dở, để rồi lại làm cho nhà ông bà Việt
Nam lo thiếu nước.
Ôi tình yêu của Tín Phong thật khó chịu. Nhưng
cũng lỡ quen rồi, ở lâu khách mà giống như người nhà vì vốn dĩ cũng nóng (
giống tính cách ông nhà Việt Nam). Chàng giống như con trai nuôi vậy. Nếu Tín Phong
vừa nóng, vừa ấm lại ở lại thường xuyên như vậy, chắc nhầm là con trai ruột của
nhà Việt Nam.
Gv: Phan Thị Minh Thu (St) - NCM Địa lý
All comments [ 0 ]
Your comments