Vấn đề 1: Văn học dân gian - Truyện cổ tích tấm cám
Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015
Vấn đề 1: Quan niệm về hạnh phúc của tác
giả dân gian qua cuộc đời của nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám.
Gợi ý:
Ý 1: Giới thiệu khái quát văn học dân gian,
truyện cổ tích Tấm Cám.
Ý 2a: Quan niệm hạnh phúc: Hạnh phúc theo quan niệm thông
thường giản đơn là sự sung sướng, là những gì ta mong muốn và đạt được, nhưng
những điều đó phù hợp với chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam.
Ý 2b. Quan niệm hạnh phúc của tác giả dân gian
qua cuộc đời của nhân vật Tấm.
- Chặng 1:
+ Tấm là cô gái mồ côi cha mẹ từ
nhỏ. Tấm sống với dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm là cô
gái chăm chỉ, hiền hậu nết na nhưng bị mẹ con Cám luôn tìm cách hãm hại, lừa
dối, đối sử bất công. Người ở hiền thì vẫn gặp lành. Sau mỗi lần bị đối sử bất
công ấy Tấm được Bụt giúp đỡ. Tấm đi dự hội, gặp vua và duyên trời định, Tấm
trở thành hoàng hậu.
+ Đánh giá: Ở chặng 1; Tấm có hạnh phúc là
nhờ phẩm chất tốt đẹp của mình, người tốt, lương thiện, hiền hậu thì thường được
mọi người quý mến. Dù người đó có bị đối sử bất công hay bị trà đạp thì vẫn có
những người khác, những thế lực khác (kể cả thế lực siêu nhiên) giúp đỡ. Hạnh
phúc có được ở chặng 1 là nhờ vai trò của Bụt, nhờ sự giúp đỡ của Bụt những
người ở hiền sẽ gặp điều lành.
- Chặng 2:
+ Khi làm hoàng hậu: Tấm bị mẹ con Cám
ghen ghét, đố kị và tìm cách hãm hại để chiếm ngôi. Để có hạnh phúc trọn vẹn,
Tấm đã bị mẹ con Cám giết hại 4 lần, cả 4 lần Tấm lại vươn lên từ thụ động đến
chủ động đấu tranh bền bỉ để chống lại cái ác.
Lần 1: Nhân lần về giỗ cha, Tấm bị mẹ con
Cám sai trèo cau hái quả rồi chặt gốc cau, Tấm bị ngã xuống ao chết. Cám được
đưa vào cung thế chân Tấm. Cô gái giàu lòng hiếu thảo bị mất tất cả từ hạnh
phúc gia đình đến sự sống. Tấm hóa thân thành chim vàng anh bay vào vườn ngự,
quấn quýt bên vua, nhắc nhở, đe dọa Cám: Giặt
áo chồng tào giặt cho sạch…..tao cào mặt ra….
Lần 2: Mẹ con Cám giết chim vàng anh. Tấm
hóa thân thành cây xoan đào, xòe tán như cái lọng che cho nhà vua hóng mát. Lần
này Tấm tái sinh lặng lẽ tỏa bóng mát, bình yên bên vua. Nhưng cái ác không
dừng lại, Mẹ con Cám chặt cây xoan đào làm khung cửi.
Lần 3: Mỗi khi mẹ con Cám ngồi dệt vải,
khung cửi lại phát ra tiếng kêu: cót
ca cót két lấy tranh chồng chị chị khoét mắt ra…
Lần 3 hóa thân thành khung cửi Tấm tuyên
chiến mạnh mẽ hơn nêu cả nguyên nhân và hậu quả thảm hại. Nhưng sự độc ác và
tham lam không dừng lại, mẹ con Cám đốt khung cửi đổ tro ra xa. Tấm đấu
tranh không thành vì sự cô độc trong cung, kẻ thù có bàn bạc, tàn nhẫn.
Lần 4: Với sức sống bất diệt Tấm hóa thân
trở về với cuộc đời. Từ đống tro tàn cây thị mọc lên xanh tốt đậu một quả trên
cao tít. Quả thị chọn rơi vào đúng cái bị của bà lão hang nước bên đường khi bà
ao ước: thị rụng bị bà…
Đây là sự lựa chọn đứng đắn của quả thị
mang linh hồn cô Tấm thảo hiền. Mỗi khi bà lão vắng nhà Tấm từ quả thị bước ra
xinh đẹp như ngày nào giúp bà têm trầu bán hàng. Vua đi qua ghé hang nước bà
lão và nhận ra vợ mình qua miếng trầu têm cánh phượng của Tấm năm xưa. Tấm được
hoàn cung. Mẹ con Cám tự chuốc lấy cái chết.
+ Đánh giá: Chặng 2: trước cái ác
Tấm đã kiên trì bền bỉ đấu tranh. Qua 4 lần hóa thân và qua 4 lần đấu tranh từ
thấp đến cao rất cam go, cuối cùng bằng ý chí và sức sống mãnh liệt Tấm đã
giành lại hạnh phúc cho mình. Cái ác bị trừng trị một cách đích đáng. Tác giả
dân gian muốn gửi gắm vào trang truyện một ý nghĩa nhân sinh mới mẻ. Cái ác sẽ
bị trừng trị khi con người ta biết bền bỉ đấu tranh, hạnh phúc có được không
giản đơn mà phải trải qua quá trình đấu tranh lâu dài không khoan nhượng.
Ý 2c – Bình luận: Hạnh phúc của
Tấm ở chặng 2 khác xa với chặng 1. Ở chặng 1, Tấm được giúp đỡ thì ở chặng 2
Tấm phải tự vươn lên kể cả khi cô độc chỉ có một mình. Nhờ sự kiên trì bền bỉ
chống lại cái ác cuối cùng Tấm đã được hoàn cung.
+ Trong lịch sử đấu tranh C.Mác đã từng
trả lời con gái khi hỏi: Hạnh
phúc là gì? C.Mác trả lời: Hạnh
phúc là đấu tranh.
+ Hiện nay: giới trẻ đồng tình với
quan niệm của triết gia: Hạnh phúc là một hành trình chứ không phải là đích
đến.( Emerson)
Ý 2d- Liên hệ: Quan niệm bản thân?
Ý3: Khái quát lại vấn đề đã bàn trong Tấm Cấm. Đề xuất ý kiến
đánh giá kết luận.
Vấn đề 2: Có ý kiến cho rằng: Hạnh phúc là đấu tranh. Qua truyện cổ tích Tấm Cám, anh
(chị) cho bạn đọc biết rõ quá trình đấu tranh của Tấm để giành lại hạnh phúc
như thế nào?
Gợi ý:
1 - Về vấn đề hạnh phúc của con
người trong xã hội, từ xưa tới nay có rất nhiều quan niệm khác nhau.
Có ý kiến cho rằng: hạnh phúc là đấu tranh.
- Điều này tưởng như rất mới lạ, nhưng
khi đọc truyện cổ tích Tấm Cám,
ta đã nhận ra điều đó ngay chính từ nhân vật Tấm qua quá trình đấu tranh lâu
dài và bền bỉ mà cô trải qua.
2. 1: Giải thích
quan niệm:
- Hạnh phúc theo quan niệm thông
thường, giản đơn là sự sung sướng, là những gì ta mong muốn và có được.
- Đấu tranh là sự chống lại để bảo vệ
hoặc giành lấy những thứ mà mình mong muốn và có được ấy.
- Hạnh
phúc là đấu tranh: Có nhiều
quan niệm về hạnh phúc nhưng quan niệm trên luôn khẳng định hạnh phúc con
người có được phải qua quá trình đấu tranh lâu dài, bền bỉ.
2. 2. Bình luận ý kiến:
- Khái quát nhân vật Tấm: Trong
truyện cổ tích Tấm Cám,
nhân vật Tấm xuất thân là một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, cô ở với dì ghẻ và
người em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm chăm chỉ, hiền hậu, nết na nhưng bị mẹ
con Cám luôn tìm cách lừa dối, hãm hại, đối sử bất công. Nhưng người ở hiền thì
vẫn gặp lành. Sau mỗi lần bị đối sử bất công ấy, Tấm lại được Bụt giúp đỡ. Tấm
đi dự hội, gặp vua và duyên trời định, Tấm trở thành hoàng hậu.
- Quá trình đấu tranh lâu
dài của Tấm để giành giữ hạnh phúc: Để có hạnh phúc trọn vẹn, Tấm phải trải qua
bốn lần hóa thân:
+ Lần 1: Bị mẹ con hãm hại Tấm hóa thành
chim vàng anh ngày ngày quấn quýt bên vua.
+ Lần 2: Mẹ con Cám bắt chim mổ thịt. Tấm
lại hóa thân thành cây xoan đào.
+ Lần 3: Mẹ con Cám lại chặt cây xoan
đào lấy gỗ đóng làm khung cửi. Linh hồn cô Tấm lại hiện hình trong khung cửi,
tiếp tục đấu tranh.
+ Lần 4: Mẹ con Cám mang đốt khung cửi
đem tro đổ ra xa. Nơi đó, mọc lên cây thị. Tấm lại hóa thân lần nữa, ẩn mình
vào quả thị. Rồi từ quả thị bước ra cuộc đời, trở về hoàng cung làm hoàng hậu.
2.3. Đánh giá ý kiến:
- Các lần hóa thân của Tấm diễn ra ngày
càng quyết liệt, thể hiện quá trình đấu tranh lâu dài không khoan nhượng trước
kẻ thù để tìm lại hạnh phúc của mình.
- Quá trình đấu tranh của Tấm là minh
chứng thực tế của con người từ xa xưa. Vì thế, Tấm là biểu tượng cho những
người từ trong đau khổ biết đứng lên đấu tranh giành lấy hạnh phúc, không
chịu khuất phục trước cái ác, quyết tâm tiêu diệt cái ác, xóa bỏ cái ác. Thắng
lợi cuối cùng của Tấm là ước mơ thấm đẫm chất nhân văn của nhân dân từ ngàn xưa.
- Quá trình đấu tranh của Tấm được tác
giả dân gian khắc họa bằng sự kết hợp giữa lời kể văn xuôi với những lời ca,
những hình ảnh, chi tiết kì ảo, gắn với không gian văn hóa Việt tạo sự hấp dẫn
riêng cho thể loại cổ tích.
2.4.Vận dụng, liên hệ:
- Nhân vật Tấm đem đến cho ta bài học
bổ ích. Muốn có hạnh phúc chúng ta phải trải qua quá trình đấu tranh không
khoan nhượng trước kẻ thù, trước cái ác, trước sự bất công ngang trái.
- Trong cuộc sống, chúng ta không nên
thỏa hiệp, tiếp tay cho thói hư tật xấu, run sợ trước cái ác, nhụt chí trước sự
thất bại. Niềm tin và sức mạnh tự thân sẽ là yếu tố quyết định đưa chúng ta
vượt qua tất cả.
- Cuộc sống là hành trình theo đuổi
hạnh phúc, nhưng mọi người hãy biết theo đuổi hạnh phúc đúng nghĩa đừng để phần
CON lấn át phần NGƯỜI.
3. - Đánh giá ý
nghĩa nhân vật Tấm trong dấu ấn tâm hồn người Việt qua bao thế hệ con người
Việt Nam.
- Khẳng định tính đúng đắn của quan
niệm: Đúng như lời khuyên của Các Mác khi trả lời con gái: “Hạnh phúc là đấu
tranh”.
Nhóm chuyên môn Ngữ văn
All comments [ 0 ]
Your comments