TỔNG QUAN HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 1 – NĂM HỌC 2016-2017, MÔN NGỮ VĂN
Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016
I.
CẤU TRÚC, MỨC ĐỘ,
DẠNG HỎI ĐỀ KIỂM TRA
1.
Cấu trúc
-
Bao gồm phần câu:
+ Phần
I (3,0 điểm): Đọc hiểu
+ Phần II (7,0 điểm): Làm văn
-
Thời gian: 90 phút.
2.
Mức độ
-
Kết hợp giữa các mức độ biết – hiểu – vận dụng (20% biết, hiểu – 80% vận dụng,
vận dụng sáng tạo)
-
Ưu tiên câu hỏi vận dụng, vận dụng sáng tạo
3. Dạng hỏi
-
Đọc hiểu: Lựa chọn tác phẩm/đoạn trích văn học dân gian/đoạn trích nghiên cứu,
phê bình về văn học dân gian. Thiết kế 05 câu hỏi đọc hiểu.
-
Phần làm văn quan tâm đến các dạng hỏi mở:
+ Bày tỏ ý kiến, quan điểm,…
+ Làm sáng tỏ, đánh giá nhận định/vấn đề/ ý nghĩa vấn đề,…
II.
GIỚI HẠN ÔN TẬP
1.
Tiếng Việt:
-
Bài 2: Từ ngữ tiếng Việt
-
Bài 3: Ngữ pháp tiếng Việt
2.
Văn học:
2.1.
Văn học dân gian
- Truyện cười
-
Ca dao, dân ca
-
Văn học dân gian vùng Đất Tổ
2.2.
Văn học trung đại
-
Cảm hứng yêu nước
+ Tỏ lòng của Phạm Ngũ
Lão
+ Bảo kính cảnh
giới
của Nguyễn Trãi
+ Đại cáo bình
Ngô
của Nguyễn Trãi
+ Thu điếu của Nguyễn Khuyến
+ Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc
của Nguyễn Đình Chiểu
-
Cảm hứng nhân đạo
+ Tình cảnh lẻ
loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn
+ Tự tình của Hồ Xuân
Hương
+ Trao duyên của Nguyễn Du
+ Đọc Tiểu Thanh
ký
của Nguyễn Du
+ Thương vợ của Trần Tế
Xương
III.
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG
1.
PHẦN ĐỌC HIỂU
1.1.
Yêu cầu
- Hs nắm được các
điểm lí thuyết/căn cứ vận dụng đọc hiểu
- Hs nắm được kĩ
năng đọc hiểu: đọc – hiểu – trình bày
- Lưu ý các dạng
hỏi:
+ Phương thức biểu đạt
+ Phong cách chức năng ngôn ngữ
+ Biện pháp tu từ
+ Ý nghĩa từ/cụm từ
+ Suy nghĩ/cảm nhận/thái độ/quan điểm
+ Câu chủ đề
+ Nội dung chính
+ Nghệ thuật tiêu biểu
1.2.
Ngữ liệu quan tâm
Ngữ liệu 1
“Nghệ
thuật hát Xoan là nghệ thuật diễn xướng tổng hợp, hát đi đôi với múa và nhạc đỡ
giọng, giữ nhịp. Lời Xoan mang vẻ đẹp hồn nhiên giản dị, một câu ca là một đóa
hoa, là một công trình kiến trúc. Nó đẹp về ngôn ngữ, đồng thời cũng đẹp về kết
cấu. Phương pháp kết cấu của hát Xoan hoàn toàn tự do theo biểu hiện tự nhiên của
tình cảm. Nhiều câu ca đơn giản, mộc mạc nhưng cũng không kém phần tế nhị.
Trong Hát Xoan chúng ta còn gặp lối diễn tả ví von, phương pháp sử dụng hình tượng
khá phong phú, mang tính khái quát, trừu tượng cao. Hình tượng trong Hát Xoan
biểu hiện tâm hồn lãng mạn mà cũng không kém phần duyên dáng. Những hình tượng
đó lại khuôn trong những câu ca dao và nhạc điệu, rất nhạc và cũng rất thơ. Hát
Xoan là kết tinh của tình cảm thể hiện qua âm thanh, vần điệu và tiết tấu. Âm
thanh dồi dào ở phần hát Đúm, Bỏ bộ, Giã cá. Về vần điệu nó mang hoàn toàn tính
dân tộc. Vậy nên vượt qua năm tháng hát Xoan vẫn sống mãi và làm rung động lòng
người:
Câu hát ngày xưa đã bao nhiêu tuổi
Mà vẫn trẻ trung đến tận bây giờ
Cả đời mẹ yêu hát câu hát ấy
Mẹ lưng còng câu hát vẫn xanh mơ ”
(Hát Xoan dân ca nguồn cội - Dương Huy
Thiện)
2. Ngữ liệu 2
..."
Thần thoại và truyền thuyết về bình minh đất nước và khởi nguyên dân tộc hầu
như đều bắt nguồn từ Phú Thọ , Đất Tổ vua Hùng. Điều đó làm nên vị trí đặc biệt
của Phú Thọ trong công cuộc dựng nước, giữ nước và sáng tạo văn hóa.
...Khảo sát kho tàng văn học dân gian của
Phú Thọ, chúng ta sẽ thấy có một hiện tượng khá thống nhất: Hầu hết các thần thoại của người Việt cổ đều
có xu hướng đồng loạt "lịch sử hóa" mà biến thành truyền thuyết lịch
sử. Đây là đặc điểm khá quan trọng của truyện dân gian Việt Nam làm cho nó
có nét đặc sắc riêng khó lẫn với kho tàng truyện dân gian thế giới.
Với ý nghĩa như trên có thể nói, Phú Thọ
không chỉ là cái nôi của dân tộc mà còn là cái nôi của thần thoại Việt và truyền
thuyết thời đại Hùng Vương".
(Trích: Văn hóa, văn học dân
gian Phú Thọ, Trần Văn Thục chủ biên, Đại học Hùng Vương, 2009).
3. Ngữ liệu 3
Con tôm càng
Trong một buổi chiều, anh nông
dân nọ vớt chơi cũng được một bữa tôm cho cả nhà. Tôm thì con nào cũng vàng
xộm, to kềnh. Hết buổi làm đồng, về nhà chuẩn bị sắp bữa, sờ vào bếp, lửa đã
tắt ngấm từ bao giờ. Anh nông dân chạy sang hàng xóm xin tý lửa, rồi lại bước
thấp bước cao trở về nhà. Về đến cổng, chân nam đá chân chiêu, anh ngã bổ nhào,
tay vồ phải con vật to như con vện. Nhưng chó sao chẳng cắn, chẳng kêu. Anh
nhìn lại thì chính nó là con tôm càng, thế là một tay cầm đèn, một tay kéo con
tôm.
Thật thà mà nói, anh trai cày
cũng phải ráng sức mới kéo nổi con tôm kềnh từ đồng vào nhà.
(Trích Làng cười Văn Lang, Hữu Thục – Dương Hữu Thiện, NXB Văn học thông
tin Trường Đại học Hùng Vương, 2006).
4. Ngữ liệu 4.
Hát Xoan là
loại hình dân ca nghi lễ phong tục với hình thức nghệ thuật đa yếu tố (nhạc,
hát, múa). Hát Xoan gắn liền với tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân nông nghiệp
trồng lúa nước lại được ra đời trên miền đất cội nguồn của dân tộc nơi có nhiều
lễ hội dân gian được tổ chức hàng năm vào dịp mùa xuân, do đó nó mang đầy đủ
tính chất của nền văn hoá cội nguồn và cổ xưa nhất. Hát Xoan gồm ba chặng: hát
thờ (hát nghi lễ), hát quả cách và hát hội( hát giao duyên). Ở chặng hát thờ,
lời Xoan mang nội dung hướng về trời đất, thánh thần để cầu cho mưa thuận gió
hoà, mùa màng tươi tốt, bội thu. Không
chỉ vậy, Hát Xoan còn phản ánh cuộc sống lao động của người nông dân và gắn
liền với phong tục, tập quán của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Đây là yếu
tố để hình thành các quả cách trong lối hát để nói về các nghề trong nông
nghiệp: Ngư, Tiều, Canh, Mục. Và một phần không thể thiếu khi trình diễn hát
Xoan là chặng hát giao duyên. Chặng hát này đã phản ánh phong phú các khía cạnh
của tình yêu, các trạng thái tình cảm của thanh niên nam nữ trong tình yêu.
(Trích Hát Xoan dân ca nguồn cội
- Dương Huy Thiện)
5. Ngữ
liệu 5
Củ khoai sọ
Nương khoai nhà bác Bốc cây
cao, củ to. Đến ngày thu hoạch, hai bà cháu gồng quang, sọt đi đào khoai. Cả
nương khoai khóm nào cũng to. Hai bà cháu bổ nhát cuốc vào chỗ nào cũng thấy
củ. Để khoai không bị sát, bà bảo cháu cuốc vầng rộng bằng cái nong đại. Cả hai
bà cháu loay hoay đào cuốc đến hơn hai tiếng đồng hồ mới bênh được một khóm.
Xung quanh củ cái chằng chịt những củ con. Riêng củ con cũng được một gánh
nặng. Còn củ cái bổ tư cũng mỗi phần được một gánh, một khóm khoai đào sót cũng
được đến răm gánh vì thế đến nay làng Văn Lang vẫn còn truyền nhau câu ca:
Văn Lang
có một khóm khoai
Nhặt được
hai gánh, thừa ba cái đầu
(Trích Làng cười Văn Lang, Hữu
Thục – Dương Hữu Thiện, NXB Văn hóa-
thông tin trường Đại học Hùng Vương, Hà Nội – 2006)
6. Ngữ
liệu 6
"Hùng Vương thứ mười tám có một người
con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu
thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một
người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn
bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng
là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến;
hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. Một người là chúa vùng non
cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng là rể vua
Hùng."
(Trích
truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
2.
PHẦN
LÀM VĂN
2.1.
Yêu
cầu
- Nắm vững quan
niệm về cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo
- Xác định các
biểu hiện của cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo
- Bình luận (giải
thích/chứng minh/phân tích/so sánh,..) các biểu hiện của cảm hứng yêu nước, cảm
hứng nhân đạo trong các tác phẩm/đoạn trích được học, đọc của văn học trung đại,…
- Vận dụng cảm hứng
yêu nước, cảm hứng nhân đạo (qua góc nhìn/quan niệm nho giáo của văn học trung
đại; qua quan niệm kế thừa, tiếp thu của văn học hiện đại,..) để bày tỏ suy
nghĩ, quan niệm của mình về các vấn đề yêu nước, nhân đạo, cá nhân – cộng đồng,…học
tập, rèn luyện,…bài học,….
- Nắm vững các dạng
hỏi: cảm nhận/ nhận định/hai ý kiến/ so sánh,…để xây dựng định hướng tiếp cận
phù hợp.
2.2. Minh họa một số nội dung ôn tập
Vấn đề 1: Chí làm trai trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão và quan niệm sống của thanh niên hiện nay?
Gợi ý:
I. Mở bài:
- Giới thiệu
tác giả Phạm Ngũ Lão
- Giới thiệu
về tác phẩm Thuật hoài và dẫn dắt vấn
đề
II. Thân bài:
1. Khái quát:
- Hoàn cảnh
sáng tác: Phạm Ngũ Lão sáng tác bài thơ vào cuối năm 1284 khi cuộc kháng chiến
chống quân Mông - Nguyên lần thứ 2 đang đến rất gần.
- Bài thơ
làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật, thể hiện lí tưởng cao cả và khí
phách anh hùng của Phạm Ngũ Lão - một vị tướng giỏi thời Trần.
- Chí làm
trai của tác giả được thể hiện rõ nét trong hai câu thơ cuối bài.
2. Cụ thể:
a. Câu 3:
- Công danh: lập công (để lại sự nghiệp) và lập
danh (để lại tiếng thơm).
“công danh trái”- nợ công danh
" Công danh được coi là món nợ với cuộc đời mà những trang
nam nhi thời phong kiến phải trả.
- Đó là lí tưởng sống tích cực, tiến bộ" Sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp
chung của đất nước- sự nghiệp chống giặc ngoại xâm cứu dân, cứu nước, lợi ích
cá nhân thống nhất với lợi ích của cộng đồng.
" Chí làm trai của Phạm Ngũ Lão có tác dụng cổ vũ con người
từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho sự nghiệp cứu
nước, cứu dân
b. Câu 4:
- Phạm Ngũ
Lão thẹn chưa có được tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu
nước.
- Những người có nhân cách lớn thường mang
trong mình nỗi thẹn với người tài hoa, có cốt cách thanh cao" cho thấy sự đòi hỏi rất cao với bản thân.
" Đó là nỗi thẹn tôn lên vẻ đẹp tâm hồn tác giả, thể hiện
cái tâm vì nước, vì dân cao đẹp
3. Đánh giá:
- Chí làm trai góp phần hoàn
thiện hình tượng người tráng sĩ đời Trần - hình tượng trung tâm của bài thơ.
4. Suy nghĩ về quan
niệm sống của thanh niên hiện nay:
- Sống phải
có hoài bão, ước mơ và biết mơ ước những điều lớn lao.
- Nỗ lực hết
mình và không ngừng để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân.
- Gắn khát vọng,
lợi ích của bản thân với lợi ích của Tổ quốc, nhân dân.
- Khi Tổ quốc
gian nguy, mỗi cá nhân sẵn sàng cống hiến, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
III. Kết luận:
- Ngợi ca
chí làm trai của tác giả Phạm Ngũ Lão và lí tưởng sống tích cực vì cộng đồng,
xã hội, bản thân của thế hệ trẻ.
Vấn đề 2: Nêu suy nghĩ của anh/chị về bức tranh thiên nhiên trong
bài thơ Bảo kính cảnh giới số 43 (Cảnh
ngày hè) của Nguyễn Trãi?
Gợi ý:
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn
Trãi
- Giới thiệu về bài thơ, bức
tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ.
II. Thân bài:
1. Khái quát:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ
được viết khi Nguyễn Trãi về ở ẩn tai Côn Sơn - Chí Linh - Hải Dương.
-Vị trí: Cảnh ngày hè là
bài số 43 trong chùm thơ Bảo
kính cảnh giới (Gương báu răn mình), thuộc
phần Vô đề trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.
- Bài thơ được làm theo thể thơ
Đường luật thất ngôn xen lục ngôn, thể hiện tình yêu quê hương đất nước thiết
tha và tấm lòng vì dân vì nước của tác giả.
- Sáu câu thơ đầu tác giả đã
tái hiện sinh động bức tranh thiên nhiên mùa hè.
2. Cụ thể:
* Câu thơ đầu: Rồi hóng mát
thuở ngày trường
- Câu thơ ngắt
nhịp 1/2/3 tự do
- Chữ “ rồi”
đứng riêng một nhịp, nhấn mạnh sự nhàn rỗi, thể hiện tâm thế ung dung, tự tại của
tác giả khi đến với thiên nhiên.
- Hóng mát:
thú vui tao nhã của các nhà hiền triết xưa.
- Thủa ngày
trường: đặc trưng của mùa hè ngày dài đêm ngắn, hơn nữa với Nguyễn Trãi những
ngày nhàn rỗi thời gian như kéo dài hơn.
* 5 câu sau:
Bức tranh thiên nhiên mùa hè
- Hình ảnh:
+ Hình ảnh “hòe lục”, “thạch lựu”, “hồng
liên” - những hình ảnh bình dị,
quen thuộc và tiêu biểu cho thiên nhiên mùa hè.
+Sử dụng động
từ mạnh: “ đùn đùn”, “ phun”, “tiễn” diễn
tả trạng thái vận động từ bên trong của cảnh vật, bức tranh căng tràn sức sống.
+ Màu sắc rực
rỡ: màu xanh (lá), màu hồng, màu đỏ (hoa).
+ Nghệ thuật chấm phá góp phần
tái hiện bức tranh mùa hè với những đăc trưng riêng.
=> Bức tranh thiên nhiên đầy
màu sắc, căng tràn sức sống.
-Âm thanh:
+ Âm thanh của phiên chợ cá: gợi
nhịp sống sôi động, no đủ
+ Âm thanh tiếng ve: tiếng ve
là dấu hiệu riêng của mùa hè
+ Từ láy tượng thanh: “lao xao” gợi không khí náo nức, tươi
vui của người dân chài, “dắng dỏi” gợi
tiếng ve ing ỏi, làm sống dậy cả không gian mùa hè ở làng quê yên bình.
+ Nghệ thuật đảo ngữ: “lao xao chợ cá”, “dắng dỏi cầm ve” nhấn
mạnh âm thanh bình dị, quen thuộc của làng quê.
=> Bức tranh thiên nhiên được
miêu tả vào thời gian cuối ngày nhưng không ảm đạm mà vẫn rộn rã, tươi vui.
- Tác giả đã sử dụng nhiều giác
quan để quan sát, miêu tả: thính giác, thịc giác, khứu giác=> sự giao cảm mạnh
mẽ với thiên nhiên.
3. Đánh giá:
- Bức tranh thiên nhiên hài hòa
về đường nét, màu sắc, âm thanh.
- Nghệ thuật chấm phá, ngôn ngữ
tinh tế…
- Nhận thức của bản thân: tình
yêu thiên nhiên quê hương.
III. Kết luận:
- Khẳng định vẻ đẹp của bức
tranh thiên nhiên được tái hiện trong bài thơ.
Vấn đề 3: Nêu suy nghĩ của anh chị về quan niệm về đất nước trong
đoạn:
Như
nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một
phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.
(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)
Gợi ý:
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn
Trãi.
- Giới thiệu tác phẩm Bình Ngô đại cáo và đoạn
thơ
- Dẫn dắt đến quan niệm về đất
nước.
II. Thân bài:
1. Tổng quan:
- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 12
năm 1428, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Bình
Ngô đại cáo để thông báo cho toàn thể nhận dân Đại Việt về thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống quân Minh.
- Bài thơ là áng thiên cổ hùng
văn và được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.
- Đoạn cần cảm nhận nằm ở phần
đầu của bài cáo.
2. Suy nghĩ:
- Chân lý về sự
tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt: Có cơ sở vững chắc từ thực tiễn
lịch sử:
+ Nguyễn Trãi
đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc: cương vực
lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, nhân tài.
+ Khi nêu chân
lý khách quan, Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm của mình
về quốc gia, dân tộc => học thuyết về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi.
- Quan niệm về
đất nước của Nguyễn Trãi mang tính toàn diện và sâu sắc:
+ Ý thức dân tộc trong Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu trên hai yếu tố lãnh thổ (Nam đế cư) và chủ quyền (định phận tại thiên thư), đến Bình Ngô đại cáo, 3 yếu tố được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.
+ Nam quốc sơn hà đối sánh Nam đế - Bắc đế.
Đến Bình Ngô đại cáo, tác giả đặt các
triều đại của ta (Triệu, Đinh, Lý,Trần) ngang với các triều đại của Trung Quốc(Hán,
Đường, Tống, Nguyên).
+ Lí Thường Kiệt nhấn
mạnh tư tưởng trung quân đất nước gắn với quyền lợi của vua, Trần Quốc Tuấn cho
rằng đất nước gắn với quyền lợi của vua và tướng sĩ, đến Nguyễn Trãi ông quan
niệm đất nước là của nhân dân.
+ Cái lí
mà Lí Thường Kiệt dựa vào đó lá sách trời, còn Nguyễn Trãi thuyết phục người
khác từ truyền thống văn hoá và lịch
sử.
- Sử dụng nhiều từ ngữ chỉ tính chất hiển nhiên vốn có
khi nêu rõ sự tồn tại của Đại Việt: “từ trước”, “đã lâu” ,“đã chia”,
“cũng khác” đã làm tăng sức thuyết phục về độc lập chủ quyền của đất nước.
3. Đánh giá:
- Quan niệm về
đất nước của Nguyễn Trãi sâu sắc và toàn diện.
- Nghệ thuật
so sánh, liệt kê, giọng điệu hào hùng...
- Nhận thức về
chủ quyền đất nước.
III. Kết luận:
- Khẳng định chủ quyền đất nước,
giá trị tác phẩm, tài năng của tác giả.
Vấn đề 4: Cảm hứng nhân
đạo trong đoạn trích Trao duyên (Truyện
Kiều) và Độc tiểu thanh kí của Nguyễn
Du.
Gợi ý:
1. Mở bài:
-
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: cảm hứng nhân đạo.
2. Thân bài:
a. Khái quát:
-
Khái quát về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Truyện Kiều, vị trí của đoạn trích Trao duyên
-
Khái quát về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Độc Tiểu Thanh kí
-
Giải thích
-
Nhân đạo là đạo lí hướng tới con người, vì con người, là tình thương giữa người
với người.
-
Nhân đạo là một trong hai cảm hứng lớn của văn học tạo nên giá trị của một tác
phẩm văn chương chân chính.
-
Biểu hiện của cảm hứng nhân đạo:
+Cảm
thông với những số phận bất hạnh.
+Trân
trọng và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người.
+Phê
phán, tố cáo những thế lực chà đạp lên quyền sống của con người.
+
Đồng tình với những ước mơ, khát vọng chính đáng của con người
b. Cụ thể:
* Đoạn
trích Trao duyên:
- Nguyễn Du đã đồng cảm sâu sắc
với bi kịch mở đầu trong cuộc đời người con gái tài sắc: Kiều đau khổ trước sự
lựa chọn giữa tình – hiếu, và không còn cách nào khác phải hi sinh tình yêu cao
đẹp trong sáng của mình với Kim Trọng ra đi. Trước đêm ra đi Kiều đã đau khổ
trao duyên cho Thúy Vân. Điều này được thể hiện qua hành động, lời lẽ khi trao
duyên, qua diễn biến tâm lí của Thúy Kiều khi trao duyên.
- Ngợi ca vẻ đẹp nhân phẩm của
Thúy Kiều. Trước hết đó là sự hiếu thảo khi hi sinh tình yêu, hạnh phúc cá nhân
để bán mình chuộc cha và em. Đồng thời, Thúy Kiều còn là một người thủy chung
và giàu đức hi sinh trong tình yêu. Sau khi trao duyên cho em, Thúy Kiều hướng về Kim Trọng, khóc, lạy người
tình, nhận hết lỗi về mình và mong tình quân tha thứ cho sự bội bạc của mình.
- Tố cáo thế lực đã chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh
phúc của con người mà cụ thể trong đoạn trích là thế lực đồng tiền.
* Đoạn trích Độc
tiểu Thanh Kí:
b. Biểu hiện cảm hứng nhân đạo:
- Nguyễn Du đồng cảm với số phận của
một người con gái 16 tuổi phải làm lẽ, phải chịu nhiều thiệt thòi. Đời Tiểu
Thanh có hai nỗi oan gây xúc động lớn. Đó là người đẹp nhưng phải chết trẻ và
cái tài bị vùi dập, huỷ hoại. Thành thử khi nói về Tiểu Thanh, Nguyễn Du không
thể không nhắc tới hai điều này. Với ngòi bút nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du,
ta thấy ở đây có nỗi đau khác thường và sự thương xót khác thường. Hai mặt biện
chứng này giống như một nén hương để tác giả gọi hồn, chiêu tuyết cho Tiểu
Thanh.
- Nguyễn Du luôn biết trân trọng vẻ
đẹp tài hoa của con người mà cụ thể là vẻ đẹp ngoại hình và trí tuệ - tài thơ
phú của Tiểu Thanh.
-
Lên án thế lực chà đạp lên cuộc sống của con người: cụ thể là chế độ phong kiến
đa thê.
c. Đánh giá:
- Đọc tác phẩm của Nguyễn Du, với cảm hứng nhân đạo
sâu sắc ta như thấy được nỗi đau về thân phận con người như theo sát trong tâm
hồn. Ông đau nỗi đau của con người tài hoa như Thúy Kiều, như Tiểu Thanh, những
người tài hoa mà mệnh bạc. Ông hiểu thấu những bi kịch ấy bằng sự hiểu đời, hiểu
tâm lí con người sâu sắc. Bằng trái tim nhân hậu, ông hiểu thấu bi kịch tinh thần
của con người và cất lên tiếng nói khát khao được giải thoát. Nhưng trong xã hội
phong kiến, những bất công trái ngang còn tồn tại bởi sự thống trị của đồng tiền,
bởi chế độ đa thê...thì những oan khổ lưu li vẫn còn.
-Ngày nay, khi xã hội chúng ta đã có nhiều đổi thay,
xu hướng hiện đại hóa đã làm tình người gần nhau hơn, sống đẹp hơn. Nhưng đâu
đó vẫn còn có những con người bị trà đạp, bất hạnh.... chúng ta hãy thấu hiểu,
cùng chia sẻ để tình người mãi cao đẹp hơn.( Học sinh đưa ra những bài học thiết
thực).
3. Kết bài:
- Tìm hiểu thơ văn Nguyễn Du, ta thấy khâm phục trí tuệ
tâm hồn của cha ông ta. Những áng thơ còn sống mãi trong lòng bởi cảm hứng nhân
văn sâu sắc.
Vấn
đề 5: Cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích Tình
cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( trích Chinh
phụ ngâm - Đặng Trần Côn)
Gợi ý:
1. Mở bài :
-
Giới thiệu được tác giả, tác phẩm.
-
Trích dẫn được ý kiến.
2.Thân bài :
a. Khái quát:
*
Khái quát xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Chinh phụ ngâm và vị trí của đoạn trích
* Giải thích ý
kiến
-
Nhân đạo là đạo lí hướng tới con người, vì con người, là tình thương giữa người
với người.
-
Nhân đạo là một trong hai cảm hứng lớn của văn học tạo nên giá trị của một tác
phẩm văn chương chân chính.
-
Biểu hiện của cảm hứng nhân đạo:
+Cảm
thông với những số phận bất hạnh.
+Trân
trọng và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người.
+Phê
phán, tố cáo những thế lực chà đạp lên quyền sống của con người.
+
Đồng tình với những ước mơ, khát vọng chính đáng của con người
b.Cụ thể:
b1.
Đoạn trích thể hiện sự đồng cảm của tác giả đối với số phận bất hạnh của người
chinh phụ
-
Chồng đi chiến trận, chinh phụ mỏi mòn trông ngóng, từ hi vọng, đến thất vọng,
cuối cùng là tuyệt vọng.
-
Buồn khổ, cô đơn, lo âu đến khắc khoải là những tâm trạng thường thấy ở chinh
phụ (hình ảnh hoa đèn gợi sự liên tưởng
đến tuổi xuân tàn lụi của chinh phụ).
-
Tìm cách thoát ra khỏi cô đơn nhưng vô vọng (hành động đốt hương, soi gương, gảy
đàn).
-
Cảnh thiện nhiên có đôi có lứa (hoa –
nguyệt) làm thức dậy khao khát về hạnh phúc lứa đôi ở người chinh phụ. Song
chính cái thực tại nghiệt ngã đã khiến nàng trở nên bi kịch hơn bao giờ hết.
b2.
Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người chinh phụ
-Ngợi
ca tình cảm thủy chung son sắt của chinh phụ dành cho chồng (phân tích).
-
Trân trọng ý thức về tuổi xuân và khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh
phụ. Đặt trong bối cảnh lễ giáo phong kiến hà khắc, người phụ nữ lại chủ động bộc
bạch những khao khát của bản thân về đời sống vợ chồng thì quả là táo bạo và
đáng quý.
b3.
Tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã chia lìa hạnh phúc của đôi trẻ, khiến người phụ
nữ phải sống trong cô đơn, đau khổ
b4.
Góp phần làm nên thành công của giá trị nhân đạo trong đoạn trích phải kể đến
vai trò của yếu tố nghệ thuật (xem phần trên).
3. Kết bài :
-
Đánh giá về thành công của đoạn trích cũng như toàn tác phẩm trong việc thể hiện
sâu sắc cảm hứng nhân đạo.
-
Cảm xúc của người viết về số phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
(Nhóm chuyên môn Ngữ Văn)
All comments [ 0 ]
Your comments