ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ II MÔN ĐỊA LÝ NĂM HỌC 2015-2016
Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016
I.Phần kiến thức:
1.Vấn đề sản xuất lương thực và điều kiện phát triển ngành thủy sản nước ta.
a,Vấn đề sản xuất lương thực.
* Ý nghĩa ( Vai trò).
* Điều kiện sản xuất lương thực
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ( Đất, địa hình, khí hậu, nguồn nước)
- Điều kiện kinh tế-xã hội ( Dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất, đường lối chính sách, thị trường)
- Khó khăn: thiên tai, sâu bệnh, cơ sở vật chất chậm phát triển….
* Tình hình sản xuất lương thực:
- Diện tích.
- Năng suất.
- Sản lượng.
- Bình quân lương thực đầu người.
- Cơ cấu.
- Phân bố.
b,Điều kiện phát triển ngành thủy sản.
* Điều kiện thuận lợi. ( Dựa vào giáo trình)
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế- xã hội.
+ Lao động
+ Thị trường.
+ Vốn, chính sách.
* Khó khăn.
- Về tự nhiên
- Về kinh tế-xã hội.
2. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.
a, Cơ cấu công nghiệp theo ngành.
* Kn: Cơ cấu công nghiệp theo ngành thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành hoặc nhóm ngành trong toàn bộ hệ thống ngành công nghiệp. Nó được hình thành phù hợp với điều kiện cụ thể trong và ngoài nước mỗi giai đoạn nhất định.
* Đặc điểm cơ cấu ngành công nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng ( dẫn chứng):
+ Có 3 nhóm, 29 ngành.(dẫn chứng)
+ Hiện nay đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm ( dẫn chứng)
* Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp:
+ Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến .( dẫn chứng)
+ Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác; công nghiệp sản xuất điện ga khí đốt nước. (dẫn chứng)
* Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp.
* Nguyên nhân chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.
- Đường lối phát triển công nghiệp.
- Nhân tố thị trường.
- Có các nguồn lực lớn để phát triển: tự nhiên, kinh tế-xã hội.
- Xu hướng chung toàn thế giới.
b, Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ.
* Kn: là sự sắp xếp, phân bố các hoạt động sản xuất công nghiệp theo các vùng trong phạm vi cả nước. Nó được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của từng vùng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
*Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp:
- Các khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao. ( DC)
- Các khu vực có mức độ tập trung công nghiệp thấp. ( DC)
* Nguyên nhân.
- Chịu tác động của nhiều nhân tố ( Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động….) (DC)
c, Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế.
*Nguyên nhân:
*Xu hướng thay đổi:
- Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước ( DC)
- Tăng tỉ trọng khu vực Ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. ( DC)
3. Vấn đề phát triển ngành công nghiệp điện lực.
* Giải thích ngành công nghiệp điện là ngành công nghiệp trọng điểm
(Dựa vào khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm)
- Có thế mạnh lâu dài:
+ Nguồn nhiên liệu ( than, dầu mỏ, khí đốt, nguồn năng lượng khác..)
+ Thị trường: nhu cầu ngày càng tăng…
+ Lao động
+Vốn, chính sách
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao:
+ Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước.
+ Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP Công nghiệp.
+ Sản lượng điện tăng nhanh.
+ Phục vụ cho sinh hoạt người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Giải quyết vấn đề việc làm.
- Có tác động đến các ngành kinh tế khác:
+ Tác động đến tất cả các ngành kinh tế khác (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…) về quy mô, tốc độ, cơ cấu và chất lượng sản phẩm.
+ Ngành công nghiệp điện lực luôn là ngành đi trước một bước.
4. Vấn đề khai thác thế mạnh khoáng sản và thủy điện ở Trung du miền núi Bắc Bộ.
4.1 Thế mạnh khoáng sản.
a, Tiềm năng:
- Khoáng sản nhiên liệu năng lượng: than
- Khoáng sản kim loại ( sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, đất hiếm..)
- Khoáng sản phi kim loại ( apatit..)
- Khoáng sản vật liệu xây dựng.
b, Tình hình khai thác.
c, Khó khăn.
d, Ý nghĩa của việc sử dụng khai thác khoáng sản ở Trung du miền núi Bắc Bộ.
4.2. Thế mạnh thủy điện.
a, Tiềm năng:
b, Tình hình khai thác.
c, Khó khăn.
d, Ý nghĩa của việc sử dụng khai thác thủy điện ở Trung du miền núi Bắc Bộ.
5. Vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
* Ý nghĩa.
* Điều kiện phát triển.
- Điều kiện tự nhiên ( Đất, địa hình, khí hậu, nguồn nước…)
- Điều kiện kinh tế-xã hội ( Dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất, đường lối chính sách, thị trường..)
- Khó khăn( tự nhiên, kinh tế-xã hội)
* Hiện trang phát triển ( Diện tích, sản lương, phân bố…)
- Cây cà phê.
- Cây chè.
- Cây cao su.
- Cây dâu tằm.
- Ngoài ra còn các loại cây công nghiệp lâu năm khác: hồ tiêu, điều,…
* Biện pháp giải quyết khó khăn trong phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên.
6. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
* Khái niệm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.
* Hiện trang khai thác lãnh thổ trong Công nghiệp:
- Tăng cường cơ sở năng lượng.
- Mở rộng quan hệ, thu hút vốn đầu tư và quan tâm đến vấn đề môi trường.
*Định hướng khai thác lãnh thổ trong công nghiệp
* Giải thích:
- Tại sao lại phải tăng cường cơ sở năng lương? ( Nguồn năng lượng là cơ sở là ngành luôn phải đi trước trong phát triển công nghiệp…)
- Tại sao lại phải quan tâm đên môi trường? ( sản xuất công nghiệp ảnh hưởng lớn đến môi trường, diện tích vùng ĐNB nhỏ, bị cắt xẻ, lưu vực sông tập trung nhiều khu công nghiệp….)
* Liên hệ địa phương.
II. Phần vẽ biểu đồ ( Tham khảo trên web Hỗ trợ tự học)
All comments [ 1 ]
Hai câu hỏi"Tại sao?"ở vùng ĐNB e vẫn chưa hiểu rõ.mog các thầy cô định hướng kĩ hơn cách giải thích và cần nêu được những nội dung nào khi trả lời câu này.e xin cảm ơn!
Your comments