HƯỚNG DẪN ÔN TẬP BÀI BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO VÀ CẢNH NGÀY HÈ

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016
I.TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI:

- Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến.
-  Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi phong phú: gồm văn chính luận, thơ nôm đường luật, thơ chữ Hán,…
-Tư tưởng bao trùm thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng yêu nước, thương dân. Với Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân.
- Nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi đạt đến trình độ tinh luyện. Văn chính luận giàu nhân nghĩa, tính chiến đấu sắc bén, lập luận khúc chiết, tình và lí tưởng thông kì diệu đạt đến độ chuyên nghiệp mẫu mực. Thơ Nguyễn Trãi là cả một thế giới thẩm mĩ phong phú, đa dạng, ngôn ngữ tinh luyện trong sáng. Với Nguyễn Trãi, lần đầu tiên tục ngữ, thành ngữ cùng với nhiều hình ảnh dân dã quê hương được đưa vào thơ. Thể lục ngôn xen vào bài thất ngôn là một sáng tạo độc đáo của ngòi bút Nguyễn Trãi.

II. BÀI BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Đầu năm 1428, bài cáo ra đời trong không khí hào hùng phấn khởi của cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược kết thúc thắng lợi.
2. Nội dung:
* Đoạn 1: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa.
a- Tư tưởng nhân nghĩa
+ “Nhân nghĩa”: là mối quan hệ giữa người với nguời trên cơ sở tình thương và đạo lý. Nhân nghĩa là yên dân trừ bạo (tiêu diệt bọn tham tàn, bạo ngược để bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân.
 + “Yên dân”: Nhân dân được sống yên lành, hạnh phúc trong một Đất nước độc lập.
 + “Trừ bạo”: diệt trừ kẻ tàn bạo xâm lược đất nước và bọn tham tàn trong nước.
à Cốt lõi của lịch tư tưởng nhân nghĩa: Là lấy dân làm gốc, vì dân mà diệt trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân.Vì vậy nhân dân ta chiến đấu chống quân xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lý chính nghĩa.
b- Khẳng định tư cách độc lập của đất nước, của dân tộc
- Những yếu tố cơ bản khẳng nước Đại Việt tồn tại độc lập: Tên nước, nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ, ranh giới, phong tục tập quán, lịch sử các triều đại, truyền thống anh hùng.
- Tác giả sử dụng một loạt những từ ngữ mang sắc thái nhấn mạnh với giọng văn trang trọng, mạnh mẽ, thể hiện niềm tự hào về tư cách độc lập, tự hào về truyền thống anh hùng vẻ vang của dân tộc.      
c- Tác giả nêu những dẫn chứng trong thực tế lịch sử: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã để khẳng định sức mạnh chính nghĩa của dân tộc. Đặc biệt, tiếp tục thể hiện niềm tự hào dân tộc.
* Đoạn 2: Tố cáo tội ác của giặc:
- Tác giả dùng những từ ngữ có giá trị lột trần những luận điệu nhân nghĩa, giả dối “Phù Trần diệt Hồ” của giặc Minh, chúng lợi dụng cơ hội để thực hiện âm mưu xâm lược nước ta.
- Tác giả tố cáo những tội ác của giặc Minh xâm lược:
+ Chúng tàn sát, giết hại người vô tội.
+ Bóc lột nhân dân, vơ vét của cải, huỷ hoại cả môi trường sự sống.
à Tác giả vận dụng kết hợp những chi tiết hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát, lối liệt kê liên tiếp, hình ảnh kẻ thù đối lập với tình cảnh người dân vô tội. Giọng văn khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết. Tác giả đứng về quyền sống của người dân vô tội để tố cáo, lên án giặc Minh, bảo vệ quyền sống cho nhân dân.
* Đoạn 3: Thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa
 - Tác giả tập trung khắc hoạ hình tượng Lê Lợi - Người lãnh tụ nghĩa quân:
+ Ngẫm, căm giặc nước, đau lòng nhức óc, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, vẫn đắm đăm..., dốc lòng, gắng chí. Một loạt những từ ngữ khắc hoạ phẩm chất, ý chí của người lãnh tụ: Có lòng căm thù giặc sâu sắc, có hoài bão lớn, có ý chí quyết tâm thực hiện hoài bão lí tưởng, tiêu diệt kẻ thù để cứu nước, cứu dân.
-Những khó khăn ở buổi đầu:
+ Thiếu lương thực, thiếu quân, thiếu nhân tài, khó khăn thiếu thốn chồng chất.
+ Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ.    
- Vận dụng chiến thuật quân sự: Đoàn kết toàn dân, Thế trận xuất kì lấy yếu chống mạnh, dùng quân mai phục...
=> Đoàn kết, đồng lòng, vận dụng những mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn.
=> Qua hình tượng Lê Lợi, Tác giả Nguyễn Trãi đã khắc hoạ được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc trong thời đại chống ngoại xâm.
 b- Giai đoạn phản công - Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
- Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động.
- Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang.
- Nghệ thuật miêu tả các trận đánh:
+ Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với những hình tượng thiên nhiên lớn lao kì vĩ.
+ Lối liệt kê liên tiếp nhiều dẫn chứng cụ thể, lối kết hợp những câu văn khi dài, khi ngắn biến hoá linh hoạt, tạo giọng điệu mạnh mẽ, dồn dập, giàu cảm hứng anh hùng ca.
- Hình ảnh quân thù:
- Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống sợ chết, tất cả bọn chúng đều hèn nhát, đều thất bại thảm hại.
 => Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp với những hình ảnh mang tính tượng trưng, đặc biệt với thủ pháp đối lập: Qua đó càng nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang và bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Càng nêu bật những thất bại thảm hại của kẻ thù.
* Đoạn 4: Tuyên bố độc lập
- Giọng văn thư thái, trịnh trọng, trang nghiêm: Tuyên bố chấm dứt chiến tranh khẳng định nền độc lập thái bình.
3. Nghệ thuật:
- Bố cục: Chặt chẽ cân đối.
- Câu văn, giọng văn linh hoạt.
- Ngôn ngữ, hình tượng phong phú, vừa cụ thể vừa khái quát.

III. BÀI CẢNH NGÀY HÈ
1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Mục “ Bảo kính cảnh giới” có 61 bài, đây là bài số 43, tập “ Quốc âm thi tập”
- Sáng tác khi Nguyễn Trãi về ở ẩn.
 Thể thơ: thất ngôn xen 2 câu cụ ngôn đầu và cuối
2. Nội dung:
a. Bức tranh thiên nhiên rực rỡ và cuộc sống thanh bình ngày hè
- Bức tranh ngày hè rất sinh động và đầy sức sống với những nét rất đặc trưng của mùa hè ở làng quê Việt Nam
+ Màu lục của lá hoè( tán lá hoà cứ đùn đùn tuôn ra rông “ tán rợp trương”
+ Hoa thạch lựu: trổ hoa màu đỏ như đang cháy . trong những cành lá xanh ngắt, những bông hoa lưu đỏ như 1 nét vẽ rực rỡ của nền xanh đỏ, ánh mặt trời buổi chiều dát những ánh vàng cùng lên tán lá xanh => vẻ đẹp lạ kì sen ngát mùi hương( đặc trưng)
+ Các động từ: đùng đùn, giương, phun: có 1 cái gì thôi thúc tự bên trong, đang ứa căng, đang tràn đầy, không kìm lại được , phải gương lên phun ra hết lớp này đến lớp khác
+ Cách ngắt nhịp3/4=> Tập trung sự chú ý  của người đọc,làm nổi bật cảnh vật ngày hè
- Cảnh ngày hè tràn đầy sức sống còn sinh động hơn bởi những âm thanh rất đặc trưng làng quê Việt Nam: lao xao vẳng đến từ chợ cá làng chài, tiếng ve ing ỏi=> nhộn nhịp, náo nức
=> Sự giao cảm mạnh mẽ, tinh tế của nhà thơ với cảnh vật , thi nhân đã đón nhận cảnh vật với nhiều giác quan : thị giác, khứu giác, sự liên tưởng. Sự giao cảm mạnh mẽ không làm mất đi sự tinh tế của hồn thơ Nguyễn trãi. Tác giả đã hoà màu sắc, đường nét, ánh sáng theo quy luật của cái đẹp trong hội hoạ, âm nhạc=> bức tranh có hình hồn, gợi tả , sâu sắc
b. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn trãi
- Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống
+Câu thơ đầu: “ Rồi hóng mát thủa ngày trường” Tác giả rảnh rỗi, tâm hồn thư thái, thanh thản, khí trời mát mẻ, trong lành, một ngày như thế không nhiều trong cuộc đời Nguyễn trãi. “ 1 phút thanh nhàn trong thủa ấy” với Nguyễn trãi đáng quý biết bao. 1 hoàn cảnh hiếm hoi như thế được thi sĩ nâng niu, yêu say sảnh đẹp
+ Là lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống. Cảnh thanh bình, yêu vui bởi sự thanh thản đang xâm chiếm tâm hồn nhà thơ. Âm thanh lao xao chợ cá dội tới từ phía làng chài hay chính lòng tác giả đang rộn rã niềm vui trước cảnh sống thanh bình, no đủ của những người dân nới thôn dã, Tiếng ve dắng dỏi như hoà cùng khúc nhạc lòng
- Hơn thế nưa là tấm lòng của Nguyễn trãi tha thiết với con người, với dân , với nước. Ngay trong những giây phút thanh thản nhất, lòng ông vẫn nghĩ đến dân. Nhìn cảnh sống của dân- những người dân  chài lam lục- được yên vui, no đủ, Nguyễn Trãi ao ước có được chiếc đàn của vua thuấn để gẩy khúc Nam Phong “ Dân giàu dư, khắp đòi phương” => tâm hồn và lí tường sống cao cả của Nguyễn trãi: mong cho dân được ấm no, hạnh phúc với mọi người, khát vọng cống hiến mình giúp dân, giúp nước
=> tư tưởng thương dân của Nguyễn Trãi với ngày hôm nay vẫn mang ý nghĩa thẩm mĩ và nhân văn sâu sắc.
3. Nghệ thuật:
- Dùng hàng loạt các động từ, tính từ mạnh diễn tả sức sống căng đầy bên trong tạo vật.
- Lựa chọn hình ảnh tiêu biểu  mùa hè, tái tạo cảnh vật bằng nhiều giác quan
-  Sử dụng sáng tạo thể thơ Đường: thất ngôn xen lục ngôn

IV. CẢM HỨNG YÊU NƯỚC QUA HAI TÁC PHẨM:
1. Khái niệm:
- Cảm hứng yêu nước là một trong hai nguồn cảm hứng lớn của văn học trung đại Việt Nam, biểu hiện ở các phương diện sau:
- Có ý thức tự cường và tự tôn dân tộc
- Căm thù giặc, có tinh thần quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm
- Yêu quê hương đất nước tha thiết, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương
1. Bình Ngô Đại Cáo:
- Yêu nước gắn với thương dân, khát vọng mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
- Tự hào về nền văn hiến và lịch sử dựng nước lâu đời của dân tộc, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
- Căm phẫn, lên án tội ác của giặc Minh
- Ca ngợi nghĩa quân Lam Sơn cùng người anh hùng Lê Lợi  với khát vọng đánh đuổi giặc và giành độc lập dân tộc
2. Cảnh ngày hè:
- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất nước qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa hè đầy màu sắc, âm thanh, sánh sáng và sức sống căng tràn.
- Khát vọng mang lại cuộc ống ấm no, giàu đủ cho nhân dân. Yêu nước gắn với thương dân.

                                                        GV Nguyễn Phương Linh - NCM Ngữ Văn
Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments